Địa phương đầu tiên hoàn thành xóa nhà tạm ở vùng cao chia sẻ nhiều cách làm hay

Với những cách làm sáng tạo và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp linh hoạt, huyện vùng cao Trạm Tấu trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh Yên Bái “về đích” sớm chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp hộ nghèo, cận nghèo và hộ người có công sớm được an cư, lạc nghiệp.

yen-bai1-1405.jpg
Xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, huy động các lực lượng hỗ trợ ngày công giúp hộ nghèo làm nhà mới. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Điểm sáng cần nhân rộng

Trạm Tấu là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái với 12 dân tộc sinh sống; trong đó, dân tộc Mông chiếm gần 80%. Là một trong những huyện nghèo, khó khăn của cả nước với địa hình phức tạp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, dân cư sinh sống không tập trung và trình độ dân trí không đồng đều, nhiều hộ dân nơi đây còn sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát.

Năm 2025, thực hiện Đề án triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện Trạm Tấu phấn đấu xây mới và sửa chữa 253 nhà cho hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách. Trong đó có 225 nhà xây mới và 28 nhà sửa chữa. Tổng kinh phí thực hiện hơn 14 tỷ đồng.

Đến ngày 9/5, huyện Trạm Tấu hoàn thành công tác xây mới và sửa chữa 253/253 ngôi nhà tạm, nhà dột nát tại 11 xã trong toàn huyện. Giấc mơ an cư lạc nghiệp của các hộ dân đã được hiện thực hóa. Trạm Tấu trở thành địa phương đầu tiên có cách làm hay và hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh trước hơn một tháng theo kế hoạch (trước ngày 30/6).

Những ngôi nhà mới khang trang được hoàn thành đưa vào sử dụng, thay thế cho những căn nhà cũ, tạm bợ đã giúp các hộ nghèo nơi vùng cao Trạm Tấu an cư lạc nghiệp, yên tâm lao động sản xuất và tạo động lực vươn lên thoát nghèo.

Gia đình anh Giàng A Lo (thôn Bản Công, xã Bản Công) thuộc diện hộ nghèo và ở trong ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2025, gia đình anh được Nhà nước và tỉnh Yên Bái hỗ trợ 60 triệu đồng để làm nhà.

Khởi công từ ngày 7/3, đến nay, gia đình anh đã có ngôi nhà khang trang để ở. Anh Giàng A Lo phấn khởi chia sẻ, có ngôi nhà khang trang, vợ chồng anh yên tâm lao động sản xuất, cố gắng vươn lên thoát nghèo. Anh cảm ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ nhân dân bản.

Tương tự, ngắm nhìn ngôi nhà mơ ước, bà Hảng Thị Dua (xã Pá Lau) xúc động, bà rất vui mừng và cảm động. Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, bà có điều kiện để dựng lại ngôi nhà mới. Từ nay, gia đình bà có giấc ngủ ngon mỗi khi trời mưa hay vào mùa đông giá rét.

Đến ngày 9/5/2025, huyện Trạm Tấu là địa phương đầu tiên hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại 11 xã trong toàn huyện. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Đến ngày 9/5/2025, huyện Trạm Tấu là địa phương đầu tiên hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại 11 xã trong toàn huyện. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu Giàng A Vừ cho biết, để có kết quả này, huyện đã thành lập các Tổ công tác xóa nhà tạm, giao cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị làm tổ trưởng. Các tổ có trách nhiệm phối hợp với xã huy động lực lượng trực tiếp hỗ trợ theo hình thức phù hợp điều kiện thực tế của từng hộ dân; hằng ngày, báo cáo tiến độ, các khó khăn, vướng mắc với lãnh đạo huyện để có phương án tháo gỡ kịp thời.

Cùng với đó, địa phương đã phát động hai đợt thi đua khởi công sớm và thi đua hoàn thành sớm. Đặc biệt, huyện lấy tiến độ làm nhà là một tiêu chí đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ ở các xã sau sắp xếp. Từ đó, tạo động lực để các xã và mỗi cán bộ phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Bên cạnh kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, các xã đã chủ động huy động thêm các nguồn lực, nhân công, vật liệu, đất đai... từ gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư để hỗ trợ các hộ làm nhà. Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng tự làm nhà, địa phương huy động các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư trực tiếp làm nhà cho người dân.

Ngoài ra, huyện Trạm Tấu còn tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức của các cấp chính quyền, người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo. Việc này góp phần khơi dậy ý chí tự giác, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự đồng lòng, chia sẻ với tinh thần “tương thân, tương ái” với người nghèo ở vùng cao.

Tăng tốc làm nhà

Xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là trách nhiệm từ trái tim. Những năm qua, Yên Bái đã ban hành nhiều đề án, chính sách để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách; trong đó có Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng trên 16.000 căn nhà; trong đó gần 2.400 căn cho gia đình người có công và hơn 13.600 căn cho hộ nghèo, cận nghèo. Kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 32,21% (năm 2016) xuống còn 5,86% (năm 2024). Tỷ lệ nghèo đa chiều của Yên Bái xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 4/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc (chỉ sau Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ).

Tính đến ngày 13/5/2025, toàn tỉnh Yên Bái đã khởi công xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát, trong đó đã hoàn thành gần có 1.800 nhà, đạt gần 80% so với kế hoạch. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Tính đến ngày 13/5/2025, toàn tỉnh Yên Bái đã khởi công xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát, trong đó đã hoàn thành gần có 1.800 nhà, đạt gần 80% so với kế hoạch. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN

Năm 2025, Yên Bái ban hành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm hỗ trợ 2.208 nhà với kinh phí thực hiện khoảng 120,69 tỷ đồng, từ ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Tỉnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu này trước ngày 30/8/2025.

Đến ngày 13/5, toàn tỉnh Yên Bái đã khởi công 100% ngôi nhà tạm, nhà dột nát; trong đó có 1.762 nhà đã hoàn thành, đạt 79,8% so với Đề án (xây mới 1.396 nhà, sửa chữa 366 nhà). Tỉnh đã giải ngân cho 1.519 hộ với kinh phí trên 73,5 tỷ đồng; hai địa phương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát gồm huyện Trạm Tấu (253 nhà) và thành phố Yên Bái (17 nhà). Với tiến độ thực hiện như hiện nay, tỉnh dự kiến 100% số nhà sẽ hoàn thành trước ngày 30/6, vượt mục tiêu kế hoạch của Đề án.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh thông tin, việc triển khai Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đã nhận được sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận và ủng hộ từ nhân dân. Các địa phương đã chủ động huy động thêm nguồn lực xã hội hóa, nhân công, vật liệu, đất đai từ gia đình, dòng họ, cộng đồng. Đối với các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể tự làm nhà, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể, người dân địa phương đã trực tiếp giúp đỡ, xây dựng nhà ở cho họ.

Tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng thiết kế các mẫu nhà phù hợp với điều kiện, đặc điểm văn hóa của từng dân tộc để các gia đình có thể vận dụng làm nhà. Nhờ sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng, mỗi căn nhà sau khi hoàn thành đều có chất lượng tốt. Với sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và sự hưởng ứng, tham gia của các tầng lớp nhân dân, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát đã trở thành phong trào rộng khắp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thời gian tới, Yên Bái tiếp tục tăng cường chỉ đạo các địa phương tập trung hỗ trợ hộ dân khởi công làm nhà, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ theo mục tiêu đề ra. Tỉnh sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát để theo dõi, đánh giá kết quả triển khai tại các địa phương, phấn đấu hết năm 2025, Yên Bái không còn nhà tạm, nhà dột nát./.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo trục lợi chờ đền bù cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum

Cảnh báo trục lợi chờ đền bù cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum

Sau khi nắm bắt thông tin về dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, khoảng từ đầu tháng 4/2025 tới nay, tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi một số hộ dân đã trồng xen cây huỳnh đàn với các loại cây khác như cây keo, chuối, cau trên đất lâm nghiệp nhằm trục lợi từ dự án.

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Với sự nỗ lực của các địa phương và ban, ngành, đoàn thể, đến nay, số lượng nhà khởi công trong chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh Phú Yên đạt hơn 80%. Trong đó, có 4/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Trên hành trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, tỉnh Hà Giang đang từng bước hiện thực hóa cam kết “không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng những hành động thiết thực, đầy tính nhân văn. Một điểm sáng nổi bật là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và người có công, một chủ trương lớn do Thủ tướng Chính phủ phát động được tỉnh triển khai sâu rộng, quyết liệt và hiệu quả.

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Trên độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, nơi dãy Tây Côn Lĩnh sừng sững vươn mình giữa trời mây, những gốc chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên) vẫn xanh tốt giữa sương gió đại ngàn. Từ những cây chè hàng trăm năm tuổi ấy, người Dao Cao Bồ đang từng bước đánh thức tiềm năng nông nghiệp đặc sản, phát triển kinh tế xanh và xây dựng mô hình du lịch bản địa gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Tại các xã miền núi của tỉnh Cao Bằng, nhiều hộ dân đã có thêm nguồn thu nhập ổn định nhờ chuyển đổi một số diện tích đất canh tác sang trồng cây gai xanh. Việc phát triển vùng trồng loại cây gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo nhiều triển vọng cho người nông dân vùng sâu vùng xa.

Khu tái định cư xóm Nhàng, xã Kim Thượng nằm giữa đồi xanh bạt ngàn ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: laodong.vn

Gấp rút hoàn thành dự án tái định cư cho đồng bào ở vùng bị ảnh hưởng sạt lở đất

Nhiều năm qua, mỗi khi vào mùa mưa lũ, người dân tại khu Nhàng, xã Kim Thượng (huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) lại thấp thỏm lo âu do sạt lở đất. Được di chuyển đến nơi ở mới an toàn, thuận tiện hơn là mong muốn từ lâu của những hộ dân nơi đây. Do đó, Dự án Khu tái định cư mới khu Nhàng, xã Kim Thượng đang được gấp rút hoàn thành sẽ giúp hàng chục hộ dân vùng sạt lở có nơi ở mới.

Gia Lai yêu cầu hoàn thành các công trình trọng điểm trước khi hợp nhất

Gia Lai yêu cầu hoàn thành các công trình trọng điểm trước khi hợp nhất

Gia Lai đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, đặc biệt là các dự án giao thông với mục tiêu hoàn thành trước thời điểm hợp nhất tỉnh. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn lớn nhất rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Xây dựng nông thôn mới hướng đến nâng cao đời sống người dân

Xây dựng nông thôn mới hướng đến nâng cao đời sống người dân

Tiền Giang đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới nâng cao nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Từ đêm qua 10/5 đến rạng sáng nay 11/5, mưa to, mưa rất to dữ dội trút xuống nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai. Lượng mưa thu được các khu vực phổ biến từ 40-90mm, một số nơi mưa trên 100mm. Đây là trận mưa lớn diện rộng hiếm gặp xuất hiện vào đầu mùa mưa năm 2025 mà chuỗi số liệu nhiều năm mới ghi nhận được.

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Rạng sáng 10/5, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa rào và dông, một số nơi có mưa to đến rất to. Tại huyện Hàm Yên, lượng mưa đo được ở xã Hùng Ðúc 140 mm; Thái Hoà 120 mm; Bằng Cốc 109,6 mm; Thành Long 107,8 mm.

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Đến tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 19.200 ha rừng tự nhiên; khoán khoảng 50.000 ha rừng cho các cá nhân, hộ dân và cộng đồng quản lý. Qua đó, tăng hiệu quả bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, biên giới.

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện vùng cao Mù Cang Chải luôn quan tâm phát huy vai trò của tổ xung kích bảo vệ rừng trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Phú Quốc đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2027, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho đảo ngọc. Năm 2025, tỉnh Kiên Giang tăng tốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, đưa Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Tỉnh đặt mục tiêu đón 11,05 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 12% so với năm 2024), trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22,6%); tổng thu từ du lịch đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 13,4%).

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Không chỉ giỏi trong đấu tranh chống giặc, trong thời bình, đồng bào Raglai ở Bác Ái còn đảm đang, nỗ lực xóa cái “đói”, cái “nghèo” để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất anh hùng này.

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Ngày 1/5, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đoàn Đức Thái (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), UBND huyện Bù Đăng phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc Saigontimes Club (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn) tổ chức Chương trình trao quà thiện nguyện Caravan 2030 lần thứ 34 mang tên “Hành trình 20 năm huyền thoại”.

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những tiêu chí cơ bản và dần nâng cao; đặc biệt là có nhiều chính sách chăm lo cho học sinh.

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Giữa đại ngàn biên cương, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Hà Giang lặng mình trước màn hình, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh - nơi diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong niềm tự hào và xúc động khôn nguôi.