Làng sắt Đa Hội đìu hiu trong suy thoái

Làng sắt Đa Hội đìu hiu trong suy thoái
“Ô, ‘chết’ hết rồi còn đâu mà hoạt động? Anh đi dọc phố Đa Hội này mà xem, số hộ có việc giờ đếm trên đầu ngón tay...”  Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng thép Bắc Chiến, phố Đa Hội cho hay.
Hai cú “sốc”
Đi hết phố Đa Hội và đi một vòng trong khu công nghiệp Châu Khê mới tin những lời ông chủ xưởng thép Bắc Chiến nói là sự thật. Hầu hết các nhà xưởng sản xuất thép cán, đúc phôi thép đều đóng cửa im ỉm. Thi thoảng mới có xưởng buôn bán sắt thành phẩm có ô tô ra vào, ngược hẳn với không khí tấp nập, ầm ĩ của khu công nghiệp (KCN) thép Châu Khê cách đây dăm năm. Thời làng thép Đa Hội thịnh vượng, ô tô lúc nào cũng xếp chật kín từ phố đến KCN. Phố Đa Hội thường xuyên tắc đường vì ô tô ngược, xuôi chở thép.
Làng sắt Đa Hội đìu hiu trong suy thoái ảnh 1
Giai đoạn kinh tế phát triển, các xưởng, lò luyện, đúc thép luôn đỏ lửa.
Ông Lê Như Ý, thôn Trịnh Xá, xã Châu Khê, chạy xe lam chở sắt, ở đầu KCN Châu Khê cho hay, 3 năm nay, việc chậm hẳn. Nếu như trước, việc chở sắt cho thu nhập 10 - 15 triệu đồng/tháng, thì nay thu nhập chỉ còn một nửa. “Nhiều hôm mang xe ra, chờ 2 - 3 ngày mà không có việc. Ít việc quá, tôi đang định bán xe đi làm việc khác đây...”, ông Ý cho hay.
Anh Lưu Quang Chính, một chủ xưởng cán thép trong KCN Châu Khê chia sẻ, làng nghề sắt Đa Hội bị cú “sốc” đầu tiên là từ kinh tế suy giảm, kéo theo thị trường bất động sản trong nước đóng băng, khiến thép của Đa Hội làm ra không có nơi tiêu thụ. 40% xưởng sản xuất thép của Đa Hội đã đóng cửa. Khi đó, các xưởng phải đóng cửa do quy mô nhỏ, máy móc lạc hậu, chi phí giá thành của sản phẩm cao, nên không thể cạnh tranh. Hai năm tiếp theo, 2014 - 2015, thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi. Nhu cầu với thép vẫn yếu, các xưởng sản xuất thép không thể chịu lỗ hơn nên thêm khoảng 40% xưởng còn lại đóng cửa tiếp.
Làng sắt Đa Hội đìu hiu trong suy thoái ảnh 2
Thép cuộn xây dựng xuất xứ Trung Quốc tràn ngập làng nghề sản xuất thép Đa Hội.
Theo ông Phạm Văn Hợp, chủ xưởng thép Hợp - Bình (một trong 3 xưởng sản xuất thép lớn nhất Đa Hội), từ hơn 400 xưởng sản xuất thép lớn, nhỏ, nay số xưởng sản xuất thép ở Đa Hội còn duy trì được sản xuất chỉ chưa đến 20%.
Theo ông Hợp, nguy hiểm nhất hay cũng có thể coi là cú “sốc” thứ hai đối với làng sắt Đa Hội là đang bị sắt, thép Trung Quốc cạnh tranh. Hiện thép xây dựng các loại của Trung Quốc đang bán ngang nhiên giữa làng nghề sắt Đa Hội. Thép Đa Hội không thể cạnh tranh được do thép Trung Quốc bán giá quá thấp. “Việc đóng băng của thị trường bất động sản Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu, tương ứng như năm 2010 của Việt Nam. Nghĩa là sẽ còn khoảng 3 - 4 năm nữa mới chạm đáy. Nếu để 4 năm sắt Trung Quốc hoành hành thị trường nội địa thì làng nghề sắt Đa Hội sẽ đóng cửa hết”, ông hợp tỏ rõ lo lắng.
Ông chủ cũng đi làm thuê
Có lẽ chẳng bao giờ, người Đa Hội, đặc biệt là những ông chủ của những xưởng sản xuất thép tiền tỉ, lại nghĩ có ngày mình phải đi làm thuê. Nhưng chuyện không ngờ ấy đang là sự thật. Không chỉ một vài ông chủ mà ngày càng có nhiều ông chủ thép của Đa Hội sốt ruột đi kiếm việc làm.
Làng nghề truyền thống sản xuất sắt thép Đa hội đã hình thành hơn 300 năm. Giai đoạn từ 1990 - 2010 (thế kỷ trước), làng sắt Đa Hội là nơi thu hút và giải quyết việc làm cho từ 5.000 - 7.000 lao động/ngày cho các vùng xung quanh. Lượng người lao động tập trung về đông, cách đây vài năm, các dịch vụ tại Đa Hội như quán ăn, giải khát, các cửa hàng bán đồ gia dụng, nhà trọ, cắt tóc, may vá... luôn sầm uất, nhộn nhịp.
Làng nghề truyền thống Đa Hội đang phát triển thịnh vượng là thế, bỗng kinh tế suy giảm, nghề sản xuất thép suy sụp theo. Anh Lưu Quang Hùng, 36 tuổi, hiện đang là chủ xưởng đúc phôi thép với 2 máy công suất lớn đặt tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh (Hà Nội), không giấu nổi băn khoăn: “Tôi cũng đang tính năm nay phải chuyển nghề mà chưa biết chuyển nghề gì bây giờ. Duy trì làm thì càng làm càng lỗ!”.
Anh Hùng cho biết, một số bạn bè trước đây cùng mở xưởng sản xuất, nay đều đóng cửa phải đi tìm việc sinh sống. Người thì vào nam, người thì mua ô tô đi chở hàng thuê. “Bên thôn Đa Hội, có anh bạn còn đi nhận đóng gói vàng mã xuất khẩu Đài Loan để cả gia đình làm.
Anh Lưu Quang Chính, 45 tuổi, thôn Đa Hội, đã từng là chủ xưởng rút, cán sắt xây dựng, hiện đang chăn nuôi gia cầm, cho biết, hàng chục bạn bè cùng lứa hiện tứ tán khắp nơi đi làm thuê. Có người sang Đồng Kỵ chạy xe ôm, người thì sang các làng nghề như Ninh Hiệp nhận phơi nông sản; những người khác thì xin vào các khu công nghiệp của Từ Sơn làm công nhân. “Không có việc, đói thì phải đi làm chứ cứ ngồi không mấy năm rồi còn gì?”, anh Chính nói.
Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng sản xuất Bắc - Chiến, phố Đa Hội cho hay, xưởng tiết giảm chi phí hết mức, nhưng làm ra sắt phi 6 phải bán với giá 75 (7,5 triệu đồng/tấn). Thế mà sắt 6 Trung Quốc về tận đây, bán với giá chỉ 71 (7,1 triệu đồng/tấn), trong khi mẫu mã, chất lượng lại đẹp hơn. Hàng ngày anh Bắc chứng kiến không biết bao nhiêu xe tải chở các loại sắt xuất xứ Trung Quốc về tập kết tại phố Đa Hội. Chẳng biết kêu ai, hàng ngày anh lại ngồi nhớ lại thời huy hoàng của Đa Hội như mới vừa diễn ra hôm qua.
Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất để thảo luận, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng nhằm kịp thời giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; hoàn thiện cơ chế, chính sách; góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.