Người giữ lửa cho Pồn Pôông xứ Mường

Người giữ lửa cho Pồn Pôông xứ Mường
Nghệ nhân Phạm Thị Tắng.
Nghệ nhân Phạm Thị Tắng.

Để lưu giữ và trao truyền loại hình văn hóa này, nghệ nhân Phạm Thị Tắng ở xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn, phát huy văn hóa Pồn Pôông.

Cứ đến tháng 3 âm lịch, mùa hoa bông trắng nở, báo hiệu mùa lễ hội Pồn Pôông trở về trên các bản vùng cao tỉnh Thanh Hóa. Trong tiếng Mường, “Pồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, hoa. “Pồn Pôông” tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây bông để cầu cho bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Pồn Pôông là loại dân ca nghi lễ, thần linh vừa mang tính chất giao duyên trai gái, vừa cầu phúc… Hoa bông trắng tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, vì thế đây còn là lễ hội giao duyên gắn với nhiều câu chuyện tình lãng mạn.

Mặc dù đã hơn 70 tuổi, nhưng đối với nghệ nhân Phạm Thị Tắng vẫn nhớ đầy đủ các chi tiết của loại hình nghệ thuật này. Thời nhỏ bà đã nghe ông bà, cha mẹ mình hát, múa, diễn trò Pồn Pôông, rồi bà học thuộc làu. Mỗi lần ru em ngủ, đi chơi, đi lên rẫy, đi làm đồng hay đi lễ hội…, bà đều có thể hát, nhảy múa. Tổng cộng bà có thể thuộc tới hàng chục điệu, vừa hát vừa nhảy múa, như: hát xường, hát đang, hát đúm, hát bộ mẹng… Những lời ca, tiếng hát, điệu múa, diễn trò cứ thế thấm đẫm vào trong tâm hồn của bà tự lúc nào không biết.

“Ngày xưa, nghe ông bà tôi hát, múa thì mê lắm. Chỗ nào chưa thuộc, chưa hiểu thì hỏi ông bà dạy cho. Quan trọng nhất là phải nhập tâm mới làm được. Đến nỗi, ban đêm nằm ngủ còn mơ… hát. Không hát là thua các bạn, nên mình càng phải cố gắng để hát cho hay, múa cho đẹp”, bà Tắng nhớ lại.

Người Mường đã gọi các nhân vật chính trong lễ hội Pồn Pôông là các Ậu Máy là người chủ lễ, người tổ chức, chủ trì cuộc Pồn Pôông. Đặc biệt, Ậu Máy trong Pồn Pôông vẫn tồn tại với tư cách là “bảo tàng sống”, là di sản văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Mường. Nghệ nhân Phạm Thị Tắng được quý trọng bởi những tài năng đặc biệt (Ậu Máy hay còn gọi là bà Máy-PV).

Theo lời bà Tắng, để trở thành trụ cột của một lễ hội, trò diễn Pồn Pôông phải có trên 6 người cùng nhau diễn, múa hát bên cây bông. Nhưng nhân vật chính thì chỉ có một. Chủ của hội Pồn Pôông gọi là Ậu Máy. Nhân vật này được mặc định phải là một người có uy tín trong làng, được truyền nghề từ một Ậu Máy đi trước.
 
Lễ hội Pồn Pôông
Lễ hội Pồn Pôông

Lễ hội Pồn Pôông đặc biệt hấp dẫn người xem ở sự khéo léo của người Mường khi làm ra cây bông đủ màu sắc với các chùm hoa gỗ, nông cụ sản xuất, bầy muông thú…tượng trưng cho vũ trụ bao la; ở mâm cỗ mang đậm hương vị núi rừng, nhâm nhi rượu cần, say với điệu múa xường của các chàng trai, cô gái vùng cao.

Để chuẩn bị trò diễn Pồn Pôông, bà Tắng phải chuẩn bị làm cây bông trước lễ hội cả tháng. Có hai thứ hoa dùng trong cây bông, đó là hoa được đẽo từ cây chạng bạng và hoa giấy. “Muốn nhanh thì phải mượn người đẽo, phải trả công và nấu cơm cho người ta ăn, ở để cùng làm”, bà Tắng vừa tếu táo, vừa nói.

Nói về việc trao truyền cho con cháu về văn hóa Pồn Pôông, bà Tắng tâm sự: Trong thời đại hiện nay khi sự xâm nhập mạnh mẽ của các loại hình văn hóa nghệ thuật khác vào đời sống văn hóa của người dân thì việc bảo tồn và phát huy Pồn Pôông, gặp nhiều khó khăn. Hằng ngày, tôi vẫn dạy miễn phí các điệu múa hát, diễn trò Pồn Pôông cho con cháu trong và ngoài xã, trẻ có, già có.

Anh Vi (xã Vân Am, Ngọc Lặc), một trong những người đang học múa Pồn Pôông từ bà Tắng, chia sẻ: “Bà Tắng diễn hay lắm. Lễ hội nào không có bà là không vui đâu. Ngày nào bà diễn, chúng tôi đều đến xem để cổ vũ!”. Tôi đang cho con gái theo học bà Tắng, không hy vọng sau này trở thành người giỏi như bà nhưng nó sẽ diễn được các điệu Pồn Pôông cho dân bản xem, để giữ lại nét văn hóa truyền thống của tổ tiên.

Bao đời nay, Pồn Pông là nét văn hóa đặc sắc của người Mường. Làng nào có cộng đồng người Mường sinh sống thì ở đó có cây bông, có dàn cồng chiêng và có Pồn Pôông. Lễ hội và các trò diễn Pồn Pôông trở nên có sức sống mãnh liệt ăn sâu vào trong tiềm thức, đời sống văn hóa đồng bào Mường ở Ngọc Lặc từ xưa đến nay.

Phó Chủ tịch UBND xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc-ông Phạm Văn Quyền cho biết: Để lưu giữ và phát huy, trao truyền Pồn Pôông là vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên rất may là có những người như bà Tắng đã tự nguyện hướng dẫn cho lớp trẻ cách diễn Pồn Pôông. Việc làm của bà đã khơi dậy và làm sống lại Pồn Pôông của xứ Mường. Những nỗ lực của bà Tắng đã làm cho đời sống văn hóa người Mường thêm phần phong phú và sinh động.
Theo baodantoc.com.vn
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Thắp lửa truyền thống, đánh thức bản sắc văn hóa dân tộc S’tiêng

Đồng bào dân tộc S’tiêng với kho tàng văn hóa phong phú đang đứng trước thách thức trong việc gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ mai sau. Trước thực trạng này, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bom Bo, tỉnh Đồng Nai), chính quyền địa phương đang nỗ lực thắp lại ngọn lửa truyền thống, đánh thức tình yêu và ý thức bảo tồn văn hóa trong mỗi người trẻ.

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Nghệ An: Giải mã nghi thức buộc chỉ cổ tay và lễ đặt tên của người Ơ Đu

Trải qua hàng trăm năm người Ơ Đu tại bản Văng Môn (xã Nga My, tỉnh Nghệ An) đã bảo lưu, gìn giữ và trao truyền được nhiều tập tục, nghi thức văn hóa, tín ngưỡng, nét sinh hoạt mang giá trị bản sắc văn hóa rất độc đáo, riêng có. Trong đó, nghi thức cột chỉ cổ tay và lễ đặt tên đều nằm trong Lễ đón tiếng sấm đầu năm, vốn là những nghi lễ tâm linh, tín ngưỡng độc đáo trong hệ thống lễ tục vòng đời của người Ơ Đu; thể hiện văn hóa ứng xử hài hòa giữa con người với thiên nhiên, hướng về cội nguồn, tri ân các vị tiền bối đã có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất.

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Đưa di sản vào đời sống đương đại, phát triển du lịch bền vững

Ngày 14/7, tại xã Khổng Lào, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu và UBND xã Khổng Lào tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2025 cho tỉnh Lai Châu.

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Đặc sắc nghệ thuật chế tác khèn Mông ở vùng cao Lào Cai

Với đồng bào Mông ở vùng cao Lào Cai, cây khèn là nhạc cụ truyền thống quan trọng và độc đáo không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nghệ thuật chế tác khèn đã trở thành nghề truyền thống quan trọng được người Mông nơi rẻo cao gìn giữ và quảng bá sản phẩm tới du khách trong, ngoài nước.

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển văn hóa Khmer gắn với phát triển du lịch

Tại Bạc Liêu, đồng bào dân tộc Khmer có trên 78.000 người, chiếm 7,6% dân số. Đồng bào nơi đây có đời sống tinh thần phong phú với những ngôi chùa Khmer kiến trúc lộng lẫy, các loại hình nghệ thuật truyền thống và nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực

Vĩnh Phúc hiện là một trong nhiều địa phương trên cả nước có mức sinh chênh lệch giữa các vùng, đối tượng ngày càng lớn. Trước tình hình đó, tỉnh đã nỗ lực triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; từ đó đạt mức sinh thay thế, góp phần ổn định quy mô dân số.

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Khai thác thế mạnh xuất khẩu sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Lưu Văn Phi cho biết: Hiện nay, tỉnh nỗ lực khai thác những tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông - thủy sản có lợi thế cạnh tranh; tích cực nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường, nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững, thu hút ngoại tệ.

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

'Chìa khóa' để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ngày 6/6, UBND tỉnh Lai Châu và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã ký kết thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới

Ngày 4/6, tại tỉnh Sóc Trăng, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Đề án sắp xếp, hợp nhất Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng 3 tỉnh, thành phố (hội nghị lần thứ 3).

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Truyền thông Campuchia ca ngợi sức sống mới ở vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Trong những ngày đầu tháng này, các phương tiện truyền thông Campuchia đăng tải nhiều chủ đề bài viết đính kèm hình ảnh đa dạng, giới thiệu về cuộc sống mới với nhiều khởi sắc, đổi thay toàn diện trong vùng đồng bào Khmer tại các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, địa phương đã tổ chức được mạng lưới 198 hợp tác xã nông nghiệp - thủy sản, thu hút gần 55.000 thành viên; giải quyết công ăn việc làm cho gần 2.000 lao động. Đến đầu tháng 6/2025, các hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản đã đạt doanh thu khoảng 140 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước.

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Các tỉnh Tây Nam Bộ tập trung thực hiện hoàn thành công tác dân tộc

Ngày 30/5, tại Sóc Trăng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng Cụm thi đua số 6 (gồm 10 địa phương: Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ) về công tác dân tộc.

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Hiệu quả từ mô hình 'Họ đạo bình yên - gia đình hòa thuận' của đồng bào K’Ho

Được thành lập từ năm 2019, mô hình “Họ đạo bình yên - Gia đình hạnh phúc” ở buôn B’laosire thuộc tổ dân phố 14, phường B’Lao (thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) được đánh giá cao bởi tính hiệu quả. Từ nhiều năm qua, mô hình góp phần bảo đảm an ninh trật tự, người dân tập trung làm ăn phát triển kinh tế, hàng chục hộ vươn lên thoát nghèo, Họ đạo được Bộ Công an khen thưởng vào năm 2024.

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Yên Lạc “giữ lửa” nghề chằm áo tơi truyền thống

Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì

Đồng bào dân tộc Hà Nhì có nhiều phong tục đặc sắc, trong đó có Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một trong bảy Tết trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì.

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Lễ Mạng Ma - Nghi lễ tâm linh của người Xinh Mun

Vào độ xuân về khi hoa ban nở trắng rừng, người Xinh Mun ở Sơn La lại tổ chức Lễ Mạng Ma – một nghi lễ tâm linh truyền thống cầu sức khỏe, giải hạn, thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự kết nối giữa con người với thần linh, tổ tiên và vạn vật thiên nhiên.

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Tục nhuộm răng đen - nét văn hóa đặc sắc của phụ nữ dân tộc Lự ở Lai Châu

Dân tộc Lự là một trong những dân tộc rất ít người có số dân dưới 10 nghìn người hiện đang sinh sống chủ yếu ở huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, đã từ lâu, tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lự là một trong những nét văn hóa đặc trưng. Hiện, các cấp ủy, chính quyền huyện tăng cường tuyên truyền vận động người dân tiếp tục truyền dậy, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Lự trước nguy cơ bị mai một.

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4), tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đã tái hiện nghi lễ trưởng thành đặc sắc của dân tộc mình.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.