Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Trong muôn vàn bông hoa tươi thắm của thiếu nhi cả nước hướng về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025, Hà Giang vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu. Trong đó, em Hoàng Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Yên Minh là một "bông hoa" đặc biệt giữa núi rừng cực Bắc.

ha-giang2-100525.jpg
Em Hoàng Thị Bích Ngọc (thứ 3, trái) ôn bài cùng các bạn trên lớp. Ảnh: TTXVN phát

Hoàng Thị Bích Ngọc sinh ra và lớn lên tại thôn Khâu Rịa, xã Du Già - một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Minh, nơi được xem là “vùng lõi” của Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Điều kiện sống và học tập còn nhiều thiếu thốn, nhưng Bích Ngọc đã không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện, luôn là học sinh giỏi, là Chi đội trưởng gương mẫu, cán bộ Đội năng động, tích cực trong các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

Đặc biệt, năm học 2024 - 2025, dù chỉ đang học lớp 8, em đã tham gia kỳ thi vượt cấp và xuất sắc giành giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Khoa học Tự nhiên - một thành tích nổi bật, thể hiện rõ nghị lực học tập bền bỉ, vượt qua mọi rào cản từ hoàn cảnh vùng cao. Thành tích ấy càng thêm ý nghĩa khi được viết nên từ một cô học trò nơi địa đầu Tổ quốc, nơi đường đến trường vẫn còn nhiều gian nan.

Nhìn lại bảng thành tích học tập của em, không khỏi thấy ấn tượng: Trong 8 năm học, Bích Ngọc liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Em từng giành giải Nhì cuộc thi “Em yêu môn Tiếng Việt” cấp trường; giải Khuyến khích môn Tiếng Việt cấp tỉnh; giải Khuyến khích học sinh giỏi môn Sinh học cấp huyện và cấp tỉnh... Không chỉ học tốt, em còn tích cực tham gia các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông, bài trừ hủ tục lạc hậu… với tinh thần đầy nhiệt huyết.

Ở lứa tuổi của mình, Bích Ngọc còn thể hiện là một cô bé giàu cảm xúc, sâu sắc trong suy nghĩ. Kỷ niệm được đến thăm Lăng Bác và báo công tại Quảng trường Ba Đình năm 2019 là trải nghiệm không thể nào quên. “Em hiểu rằng mình đang là đại diện ưu tú cho các bạn học sinh toàn trường, đến đây để tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính trọng với Bác Hồ. Đó là động lực để em tiếp tục rèn luyện, phấn đấu xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ”, em tâm sự.

Cô Trần Bích Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Yên Minh nhận xét: “Hoàng Thị Bích Ngọc là học sinh tiêu biểu toàn diện cả về học tập, đạo đức và tinh thần trách nhiệm. Em luôn lễ phép, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, thầy cô. Ở cương vị Chi đội trưởng, em thể hiện năng lực tổ chức tốt, truyền cảm hứng đến các bạn trong Liên đội. Nhà trường rất tự hào khi em là một gương mặt tiêu biểu được chọn dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc”.

Ngoài học tập, em còn có năng khiếu nổi bật với các bộ môn nghệ thuật như vẽ tranh, thổi sáo Recorder. Những tiết mục văn nghệ do em thể hiện luôn để lại ấn tượng bởi sự tinh tế và chân thành.

Ước mơ trở thành một nữ chiến sĩ Công an như người cha thân yêu, đã trở thành nguồn động lực lớn lao để Bích Ngọc không ngừng nỗ lực. “Bộ quân phục màu xanh mà bố em mặc đã thắp lên trong em ước mơ trở thành người nữ chiến sĩ Công an nhân dân tương lai, nguyện một lòng vì nước, vì dân phục vụ”, em chia sẻ.

Với những nỗ lực bền bỉ và thành tích nổi bật, Hoàng Thị Bích Ngọc thực sự xứng đáng là đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc, một bông hoa tỏa hương nơi rẻo cao của tỉnh Hà Giang. Em là tấm gương sáng, truyền cảm hứng cho nhiều thiếu nhi vùng cao vững bước trên hành trình trở thành công dân có ích cho quê hương, đất nước.

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 15/5, tại Hà Nội. Đây là sự kiện trọng đại được tổ chức 5 năm một lần, nhằm biểu dương thiếu nhi xuất sắc trong học tập, rèn luyện, thi đua thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Hà Giang có 7 đại biểu tham dự, đại diện cho gần 146.000 đội viên, thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh, trong đó có 5 em là người dân tộc thiểu số.

ha-giang-100525.jpg
Em Hoàng Thị Bích Ngọc vui chơi cùng các bạn trong lớp. Ảnh: TTXVN phát

Là một trong những đại biểu ấy, Hoàng Thị Bích Ngọc, cô học trò nhỏ đến từ xã vùng cao Du Già, sẽ tiếp tục mang theo niềm tự hào của vùng đất địa đầu Tổ quốc, góp mặt trong hành trình ý nghĩa của thiếu nhi cả nước. Em là một trong những bông hoa tươi thắm của núi rừng Hà Giang, lặng lẽ, bền bỉ tỏa hương giữa Cao nguyên đá Đồng Văn, mang theo nghị lực, khát vọng và lòng yêu nước trong những điều giản dị nhất.

Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Giữa những triền đá tai mèo xám lạnh của cao nguyên đá Đồng Văn, vùng đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, có một người phụ nữ đã âm thầm làm nên điều kỳ diệu. Từ mảnh đất hoang hóa, đá bao phủ, bà Trương Thị Sến (thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn, Hà Giang), đã cải tạo thành một khu vườn xanh mát, trù phú, mang lại thu nhập cho bản thân và gieo mầm hy vọng cho nhiều người dân nơi đây.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

Ông Y Tuyên Kbrông (bên trái), buôn Drai H’ling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thường xuyên giúp đỡ, đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế. Ảnh: Nguyên Dung - TTXVN

Giữ lửa buôn làng, phát triển kinh tế từ tinh thần người lính Cụ Hồ

Buôn Drai H’ling, xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột giờ đây đã "khoác lên mình" diện mạo mới – đời sống kinh tế khởi sắc, nếp sống văn hóa được gìn giữ, an ninh trật tự được đảm bảo. Để có được thành quả ấy, không thể không nhắc đến sự đóng góp của những cựu chiến binh tiêu biểu, trong đó có ông Y Tuyên Kbrông, người mang đậm tinh thần “Bộ đội Cụ Hồ”; suốt gần hai thập kỷ tận tụy với buôn làng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

"Khúc ca Thống nhất" động lực mạnh mẽ để xây dựng quê hương

"Khúc ca Thống nhất" động lực mạnh mẽ để xây dựng quê hương

Những ngày này, cùng với người dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tự hào hướng về Lễ kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Năm mươi mùa Xuân qua, âm hưởng hào hùng của một thời kháng chiến vẫn luôn cổ vũ người dân Yên Bái tự hào về truyền thống anh hùng, không ngừng nỗ lực cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển.

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Hòa Bình nổi tiếng với thương hiệu Cam Cao Phong và huyện Cao Phong có những đồi cam trù phú trải dài cùng thiên nhiên tươi đẹp. Cũng tại vùng đất cam này, chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm nổi lên là một tấm gương nông dân tiêu biểu với một hành trình kiên trì, sáng tạo vượt khó với khát vọng mãnh liệt làm nông nghiệp sạch từng bước đưa thương hiệu Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam chinh phục thị trường trong nước, đặt nền móng cho một mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiện đại.

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Phát huy trách nhiệm của những người “Đảng cử, dân bầu” cùng với sự năng động, sáng tạo nhiều bí thư chi bộ ở tỉnh miền núi Điện Biên, không những gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, mà còn mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất; góp phần khai thác tiềm năng địa phương, từng bước thay đổi diện mạo quê hương.

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, thủy sản, chị Lường Thị Tấc, dân tộc Thái, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên, giúp đỡ nhiều chị em phát triển kinh tế; tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Trong những con người thầm lặng cống hiến cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hình ảnh ông Điểu Kem, một người con của đồng bào dân tộc S'tiêng tại huyện Phú Riềng đã trở thành một tấm gương sáng, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Năm 2025, tỉnh Điện Biên vinh dự có ba cá nhân được vinh danh ở Giải thưởng Lý Tự Trọng. Họ đều là những cán bộ xuất sắc được ghi nhận, đánh giá cao với nhiều sáng kiến trong rèn luyện, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Đại úy Đinh Trung Khiếu được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba năm 2021. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Tấm gương thanh niên tiêu biểu nơi vùng cao Bình Định

Đại úy Đinh Trung Khiếu (sinh năm 1990, dân tộc Bahnar, trú xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), Trợ lý Ban Chính trị, Bí thư Chi đoàn Quân sự huyện Vĩnh Thạnh là tấm gương thanh niên tiêu biểu vùng cao. Với những cống hiến cho công tác Đoàn, hoạt động của đơn vị, anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Gần 15 năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Đà Nẵng, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chí (sinh năm 1979, trú tại Đà Nẵng), Trưởng khoa Tuyến vú không chỉ làm tốt chuyên môn, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân mà bác sĩ Chí còn là điểm tựa tin cậy, luôn đồng hành, chia sẻ nỗi đau, giúp bệnh nhân có cảm giác an tâm, vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

“Bén duyên” với công tác phụ nữ chưa lâu, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thị Kim Nhung luôn gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì phong trào Hội và được cán bộ, hội viên mến phục, tin yêu.

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Nhắc đến chị Lò Thị Phương, Trưởng thôn Làng Un (xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), người dân trong thôn ai cũng yêu mến gọi chị là “bông hoa lạ”. Chị được coi là “cánh chim đầu đàn” giúp đồng bào các dân tộc tại địa phương nâng cao nhận thức, phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

Bà Trần Thị Thu, Bí thư Chi bộ ấp Xéo Lá là cầu nối hỗ trợ gia đình ông Ngô Văn Ban vay vốn thực hiện mô hình nuôi chồn thành công, khôi phục và phát triển kinh tế gia đình. Ảnh:Trúc Linh

Bí thư Chi bộ tận tâm giúp dân thoát nghèo

Tại ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), bà Trần Thị Thu là Bí thư Chi bộ ấp nhiệt tình, trách nhiệm, luôn chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, chung sức xây dựng làng quê khang trang.