Rộn ràng múa Lân Sư Rồng ngày xuân

Theo quan niệm dân gian, hình ảnh Lân Sư Rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và mang đến nhiều niềm vui trong năm mới. Mỗi dịp Tết đến xuân về, tiếng trống múa Lân Sư Rồng lại làm nức lòng người dân. Tại tỉnh Vĩnh Long, phong trào luyện tập và biểu diễn múa lân duy trì và phát triển trong nhiều năm qua góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đóng góp vào việc duy trì, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222164.jpg
Biểu diễn Lân Sư Rồng cầu chúc may mắn trong năm mới. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

*Mang may mắn đến mọi nhà

Múa Lân Sư Rồng trong các dịp lễ hội hay Tết cổ truyền của dân tộc là một trong những loại hình nghệ thuật văn hóa lâu đời được người dân giữ gìn và phát huy. Tết đến nếu chỉ có mai vàng, bánh mứt mà không có tiếng trống Lân Sư Rồng thì ngày tết như chưa trọn vẹn. Có múa Lân là có không khí rộn rã của mùa Xuân.

Việc phục vụ xuân của các đoàn Lân Sư Rồng thường bắt đầu vào cao điểm từ khoảng giáp Tết cho đến hết tháng giêng. Một bài múa thành công ngoài sự rộn rã vui tươi còn phải có ý nghĩa chúc phồn vinh, may mắn, an khang thịnh vượng. Theo đó, các đoàn sẽ múa các bài trống hội, chào mừng, khai trương, múa rồng… với ý nghĩa xua đuổi tà khí, mang đến điềm lành, mong cầu may mắn và bình an cho gia chủ. Múa Lân Sư Rông mang lại không khí lễ hội tươi vui, tưng bừng và tiếng cười rộn rã trong năm mới.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222156.jpg
Múa Lân Sư Rồng mang đến niềm vui và tiếng cười cho các em nhỏ mỗi dịp Tết đến. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Anh Cao Văn Tâm - Trưởng đoàn Lân Sư Rồng Chùa bà Thiên Hậu (phường 1, thành phố Vĩnh Long) cho biết, theo thông lệ mỗi năm, đoàn sẽ tổ chức nghi thức "khai quang, điểm nhãn" cho Lân để chuẩn bị chương trình phục vụ dịp Tết. Trong đó, những chú lân khi mới được các nghệ nhân chế tạo bao giờ cũng được chừa lại hai con mắt để sau khi tới chùa hoặc thắp hương cúng trước bàn thờ sư tổ mới được dùng rượu Châu Sa vẽ mắt “điểm nhãn” và “khai quang“. “Con Lân mới làm về nó không có chủ, con Lân của đoàn nào thì chịu sự quản lý của đoàn đó, nên mình thực hiện nghi thức này để cho con Lân có người dẫn dắt, từ đó đem những màn biểu diễn đẹp mắt mang niềm vui, may mắn và cầu chúc cho mọi người một năm mới ăn nên làm ra”.

Các tiết mục múa Lân Sư Rồng đặc sắc trong ngày Tết thường là long song hỷ, gồm 2 con lân biểu diễn, thể hiện sự hài hòa, trời đất dung hợp với ý nghĩa “thiên thời địa lợi nhân hòa”; múa tam tinh là màn kết hợp của 3 con lân đại diện cho 3 vị Phúc Lộc Thọ mang theo điều cầu nguyện tốt lành, an yên trong năm mới. Đặc sắc nhất phải kể đến tiết mục múa mai hoa thung, hái lộc. Lân sẽ trèo lên cột và biểu diễn, cột càng cao thì độ khó, độ nguy hiểm càng nhiều hơn. Mỗi tiết mục múa Lân Sư Rồng đều đòi hỏi sự dẻo dai, kỹ thuật nên cần thời gian tập luyện rất công phu. Ngày Tết, khi mọi người sum vầy, các thành viên đội lân vẫn miệt mài với những màn trình diễn hấp dẫn, mang đến những tiếng cười giòn giã cho các em thiếu nhi và niềm tin, kỳ vọng vào năm mới vạn sự tốt lành cho người dân.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222159.jpg
Nội dung múa Lân địa bửu ngày càng được đầu tư về kỹ thuật và nội dung. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Anh Trương Thành An - thành viên đoàn Lân Sư Rồng Chùa bà Thiên Hậu chia sẻ: “Mình múa Lân đến nay cũng 11 năm rồi. Lúc nhỏ nghe tiếng trống múa Lân mỗi dịp Tết thì thích lắm, nên theo đuổi học tập để múa. Ban đầu tập luyện cũng vất vả, hay bị thương nhưng vì đam mê nên cố gắng để ngày càng hoàn thiện các kỹ thuật múa. Mỗi dịp lễ Tết tham gia múa Lân được bà con cỗ vũ thì mình cũng phấn khởi. Những tràng vỗ tay khích lệ của khán giả là động lực và niềm vui để các thành viên đoàn cố gắng nhiều hơn nữa”.

*Nâng tầm nghệ thuật múa Lân Sư Rồng

Tại tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, phong trào tập luyện, biểu diễn và thi múa Lân Sư Rồng được những đội lân duy trì, phát triển. Mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh việc biểu diễn chúc Tết cho người dân, các đoàn còn tham gia thi đấu để giới thiệu đến người dân những tiết mục múa Lân Sư Rồng hấp dẫn, đầu tư công phu, thể hiện trình độ biểu diễn ngày càng cao.

Dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tỉnh Vĩnh Long tổ chức Giải Vô địch Lân Sư Rồng với sự tham gia của 18 câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh. Với sự chuyên nghiệp và đầu tư công phu, giải đấu luôn nhận được sự quan tâm và cỗ vũ của đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Tại hội thi, các đội đã trình bày những tiết mục múa rồng, múa lân địa bửu và biểu diễn lân lên mai hoa thung với những kỹ thuật có độ khó cao, kèm theo đó là những câu chuyện trong mỗi tiết mục. Mỗi bài dự thi đã mang đến màn trình diễn chất lượng, khiến nhiều khán giả trầm trồ thán phục.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222161.jpg
Tiết mục biểu diễn Lân Sư Rồng chào mừng năm mới trong chương trình văn nghệ đặc biệt chào đón giao thừa Xuân Giáp Thìn tại tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Anh Nguyễn Chung Việt – thành viên đội lân Hào Nhựt (phường 1, thành phố vĩnh Long) cho biết, đoàn lân thành lập được 11 năm với hầu hết các thành là những bạn trẻ từ 12 đến 24 tuổi. Để có được những tiết mục dự thi chất lượng, các thành viên đã có thời gian dài miệt mài luyện tập, học hỏi. Trong thời gian qua, đoàn tham gia nhiều giải đấu tại địa phương và các tỉnh, thành phố và đã giành được nhiều kết quả khả quan. Những giải đấu với sự tham gia của nhiều đoàn đã giúp các thành viên được cọ xát, học hỏi nhiều kinh nghiệm và nhất là thêm yêu và gắn bó với bộ môn này.

“Múa lân địa bửu đòi hỏi phải có động tác, bộ pháo chắc chắn, múa lân trên mai hoa thung thì 2 người phải hiểu ý với nhau, kỹ thuật vững mới không bị chấn thương, còn múa rồng thì 9 người kết hợp với nhau phải có sự ăn ý, hòa làm 1 nên đòi hỏi tính tập thể mới có thể múa tốt. Thời gian đầu tập luyện thì rất khó khăn, đặc biệt đòi hỏi thể lực cao, nên với các em nhỏ thì rất khó, phải rèn luyện nhiều mới thành thục”, anh Nguyễn Chung Việt chia sẻ.

Đến xem hội thi múa Lân Sư Rồng, em Nguyễn Công Triết (phường 4, thành phố Vĩnh Long) hào hứng chia sẻ: “Bình thường em rất thích múa lân nên có xem và tìm hiểu kỹ thuật. Hôm nay đến với hội thi đã được xem các đội trình diễn rất sôi động, được đầu tư bày bản, công phu nên thấy rất hấp dẫn. Năm mới được xem múa lân như vầy thì thấy rất vui tươi, rộn ràng”.

vna_potal_vinh_long_ron_rang_mua_lan_su_rong_ngay_xuan_7222160.jpg
Múa Lân trên mai hoa thung luôn đòi hỏi sự hợp tác ăn ý và kỹ thuật khéo léo của 2 người. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Ông Nguyễn Phan Tánh Anh - Tổng trọng tài Giải vô địch Lân Sư Rồng tỉnh Vĩnh Long năm 2024 nhận định, đến với cuộc thi năm nay, các đội đã trang bị và tập luyện rất chỉn chu, thể hiện được hình thái và cốt truyện của các bài thi đấu. Trình độ của các vận động viên đã có sự phát triển về tấn, pháp cũng như là kết cấu bài dự thi, cũng có câu chuyện và đầu tư nhiều hơn cho bài biểu diễn.

Theo ông Nguyễn Phan Tánh Anh, biểu diễn Lân Sư Rồng là loại hình nghệ thuật dân gian đang được các đoàn bảo tồn và phát triển. Để biểu diễn một tiết mục hay và đẹp mắt thì đòi hỏi vận động viên phải thể hiện được hình thái và hỉ, nộ, ái, ố của con lân, vận động viên phải thể hiện được các động tác có kỹ thuật linh hoạt và độ khó cao. Việc biểu diễn và thi đấu mỗi dịp lễ, Tết là cơ hội để các đội cọ xát, học hỏi kỹ thuật để ngày càng chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, các vận động viên biểu diễn Lân Sư Rồng là người truyền tải được nét đẹp văn hóa, qua những bài múa đặc sắc như song lân chúc xuân, lân hái lộc trên cây cao... đã góp phần mang đến niềm vui và niềm tin thịnh vượng cho người dân trong năm mới.

Lê Thúy Hằng

Có thể bạn quan tâm

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.