Bộ đội Cụ Hồ giúp người dân vùng thiên tai an cư tại nơi ở mới

Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) huy động 90 cán bộ, chiến sỹ cùng lực lượng dân quân tự vệ xã Mường Pồn giúp người dân vận chuyển gỗ, xây dựng nhà mới, sớm ổn định cuộc sống trước mùa mưa bão.

dien-bien-14525-12.jpg
Lực lượng bộ đội và dân quân tự vệ giúp dân dựng nhà sàn ở bản Mường Pồn 2.

Bản Mường Pồn 1, xã Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau cơn lũ quét vào tháng 7/2024. Sau khi thiên tai xảy ra, tại bản Mường Pồn 1 tiếp tục xuất hiện vết sụt lún kéo dài khoảng 150m, với độ sâu khoảng 30cm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 33 hộ dân sinh sống tại đây, buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở mới.

dien-bien-14525-15.jpg
Lực lượng quân đội thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) giúp dân dựng nhà sàn tại bản Mường Pồn 2.

Để giúp đỡ người dân bản Mường Pồn 1 di dời, xây dựng nhà ở mới theo dự án sắp xếp ổn định dân cư ở bản Mường Pồn 2, Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) đã huy động 90 cán bộ, chiến sỹ cùng lực lượng dân quân tự vệ xã Mường Pồn giúp người dân vận chuyển gỗ, xây dựng nhà mới, sớm ổn định cuộc sống trước mùa mưa bão.

Lực lượng bộ đội và dân quân tự vệ giúp dân dựng nhà sàn ở bản Mường Pồn 2.

Lực lượng bộ đội và dân quân tự vệ giúp dân dựng nhà sàn ở bản Mường Pồn 2.

Trung tá Đặng Hồng Tư, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 741 cho biết, đến nay, sau hơn một tháng giúp dân di dời nhà cửa với phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, các chiến sỹ của Trung đoàn 741 đã triển khai dựng 19/33 ngôi nhà cho người dân; trong đó có 9 nhà sàn và 10 nhà xây. Dự kiến đến ngày 10/6/2025, Trung đoàn 741 hoàn thành kế hoạch được giao.

Lực lượng bộ đội và dân quân tự vệ giúp dân dựng nhà sàn ở bản Mường Pồn 2.

Lực lượng bộ đội và dân quân tự vệ giúp dân dựng nhà sàn ở bản Mường Pồn 2.

Chiến sỹ Cháng A Thi (Trung đoàn 741) tâm sự, được sự phân công của đơn vị, anh đến bản Mường Pồn 2 giúp người dân chở đất, đá san lấp nền và xây dựng nhà sàn. Mỗi ngày trôi qua, chứng kiến những ngôi nhà dần hình thành, anh cảm thấy hạnh phúc vì đã góp một phần công sức của mình để mang lại niềm vui cho nhân dân. “Tôi và anh em trong đơn vị sẽ cùng cố gắng vượt qua mọi khó khăn để giúp người dân sớm hoàn thành ngôi nhà”, chiến sỹ Thi chia sẻ.

dien-bien-14525-13.jpg
Lực lượng dân quân tự vệ xã Mường Pồn giúp dân dựng nhà sàn tại bản Mường Pồn 2.

Là một trong số 33 hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời khẩn cấp, chị Lò Thị Niệm cho biết, gia đình chị có 4 thành viên. Việc di chuyển nhà từ bản Mường Pồn 1 đến dựng nhà ở bản Mường Pồn 2 với quãng đường dài hơn 2km là rất khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự tận tình giúp đỡ của các chiến sỹ Trung đoàn 741, đến nay, ngôi nhà sàn của gia đình chị đã dần hình thành.

dien-bien-14525-14.jpg
Nhiều ngôi nhà mới ở bản Mường Pồn 2 đang được gấp rút xây dựng.

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, chung tay giúp đỡ của các chiến sỹ Trung đoàn 741, gia đình ông Lò Văn Thuật đã di dời ngôi nhà sàn đến nơi ở mới. “Cuộc sống dù còn nhiều thiếu thốn nhưng được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp là động lực để gia đình tôi sớm ổn định cuộc sống nơi miền đất mới”, ông Thuật nói.

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) trộn vật liệu để xây dựng nhà cho các hộ dân ở bản Mường Pồn 2.

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) trộn vật liệu để xây dựng nhà cho các hộ dân ở bản Mường Pồn 2.

Theo Chủ tịch UBND xã Mường Pồn Quàng Văn Tiến, sau trận lũ quét vào tháng 7/2024, qua kiểm tra thực tế tại khu vực đầu bản Mường Pồn1 cho thấy, xuất hiện một vết nứt, lún sâu khoảng 30cm, dài khoảng 150m, có nguy cơ sạt lở rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến 33 nhà ở của người dân. Trước thực tế cấp bách, chính quyền xã, lực lượng cứu hộ, cứu nạn nhanh chóng vận động các hộ dân di dời khẩn cấp đến nơi ở mới trước mùa mưa bão năm nay để đảm bảo an toàn.

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) xây nhà cho các hộ dân ở bản Mường Pồn 2. Ảnh: Phan Quân/TTXVN

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) xây nhà cho các hộ dân ở bản Mường Pồn 2. Ảnh: Phan Quân/TTXVN

Để giúp người dân có thêm kinh phí di dời nhà cửa, Bộ Quốc phòng hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ và Nhà nước hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với những gia đình thuộc diện di dời khẩn cấp. Đến thời điểm hiện nay, 19/33 hộ đã di dời nhà cửa đến khu tái định cư ở bản Mường Pồn 2. Các hộ dân còn lại đang được chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động để di dời trong thời gian tới.

dien-bien-14525-11.jpg
Cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên) xây nhà cho các hộ dân ở bản Mường Pồn 2.

Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí của Bộ Quốc phòng, thời gian qua, chính quyền địa phương đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp; trong đó tập trung sắp xếp, bố trí chỗ ở, hỗ trợ làm nhà mới cho các hộ dân trong diện di dời khẩn cấp. Đặc biệt ngay sau khi rà soát các hộ di dời nhà ở theo dự án sắp xếp ổn định dân cư, địa phương đã kịp thời bố trí quỹ đất để xây dựng nhà giúp các gia đình sớm ổn định cuộc sống tại nơi ở mới./.

Có thể bạn quan tâm

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc: Niềm tự hào của cô bé xứ Mường

Chăm ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đội là những nét nổi bật của cô học trò nhỏ Phạm Minh Phương, lớp 9A3, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Em được vinh dự, tự hào tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025 diễn ra tại Hà Nội.

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Nguyễn Thu Hà - Đội viên tiêu biểu dân tộc Tày

Là một trong 7 tấm gương đội viên tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn, em Nguyễn Thu Hà (dân tộc Tày, học sinh lớp 8, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Cường Lợi, huyện Đình Lập) sẽ tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 tại Thủ đô Hà Nội (từ ngày 13 - 15/5).

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Niềm tự hào của thiếu nhi vùng cao Hà Giang

Trong muôn vàn bông hoa tươi thắm của thiếu nhi cả nước hướng về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025, Hà Giang vinh dự có 7 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu. Trong đó, em Hoàng Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 8A, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông huyện Yên Minh là một "bông hoa" đặc biệt giữa núi rừng cực Bắc.

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Người phụ nữ thắp xanh hy vọng trên mảnh đất biên cương

Giữa những triền đá tai mèo xám lạnh của cao nguyên đá Đồng Văn, vùng đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, có một người phụ nữ đã âm thầm làm nên điều kỳ diệu. Từ mảnh đất hoang hóa, đá bao phủ, bà Trương Thị Sến (thị trấn Phố Bảng, Đồng Văn, Hà Giang), đã cải tạo thành một khu vườn xanh mát, trù phú, mang lại thu nhập cho bản thân và gieo mầm hy vọng cho nhiều người dân nơi đây.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

"Khúc ca Thống nhất" động lực mạnh mẽ để xây dựng quê hương

"Khúc ca Thống nhất" động lực mạnh mẽ để xây dựng quê hương

Những ngày này, cùng với người dân cả nước, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tự hào hướng về Lễ kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Năm mươi mùa Xuân qua, âm hưởng hào hùng của một thời kháng chiến vẫn luôn cổ vũ người dân Yên Bái tự hào về truyền thống anh hùng, không ngừng nỗ lực cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và phát triển.

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Hòa Bình nổi tiếng với thương hiệu Cam Cao Phong và huyện Cao Phong có những đồi cam trù phú trải dài cùng thiên nhiên tươi đẹp. Cũng tại vùng đất cam này, chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm nổi lên là một tấm gương nông dân tiêu biểu với một hành trình kiên trì, sáng tạo vượt khó với khát vọng mãnh liệt làm nông nghiệp sạch từng bước đưa thương hiệu Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam chinh phục thị trường trong nước, đặt nền móng cho một mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiện đại.

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Phát huy trách nhiệm của những người “Đảng cử, dân bầu” cùng với sự năng động, sáng tạo nhiều bí thư chi bộ ở tỉnh miền núi Điện Biên, không những gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, mà còn mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất; góp phần khai thác tiềm năng địa phương, từng bước thay đổi diện mạo quê hương.

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, thủy sản, chị Lường Thị Tấc, dân tộc Thái, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên, giúp đỡ nhiều chị em phát triển kinh tế; tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Trong những con người thầm lặng cống hiến cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hình ảnh ông Điểu Kem, một người con của đồng bào dân tộc S'tiêng tại huyện Phú Riềng đã trở thành một tấm gương sáng, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Năm 2025, tỉnh Điện Biên vinh dự có ba cá nhân được vinh danh ở Giải thưởng Lý Tự Trọng. Họ đều là những cán bộ xuất sắc được ghi nhận, đánh giá cao với nhiều sáng kiến trong rèn luyện, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Đại úy Đinh Trung Khiếu được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba năm 2021. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Tấm gương thanh niên tiêu biểu nơi vùng cao Bình Định

Đại úy Đinh Trung Khiếu (sinh năm 1990, dân tộc Bahnar, trú xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), Trợ lý Ban Chính trị, Bí thư Chi đoàn Quân sự huyện Vĩnh Thạnh là tấm gương thanh niên tiêu biểu vùng cao. Với những cống hiến cho công tác Đoàn, hoạt động của đơn vị, anh vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Gần 15 năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Đà Nẵng, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chí (sinh năm 1979, trú tại Đà Nẵng), Trưởng khoa Tuyến vú không chỉ làm tốt chuyên môn, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân mà bác sĩ Chí còn là điểm tựa tin cậy, luôn đồng hành, chia sẻ nỗi đau, giúp bệnh nhân có cảm giác an tâm, vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

“Bén duyên” với công tác phụ nữ chưa lâu, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thị Kim Nhung luôn gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì phong trào Hội và được cán bộ, hội viên mến phục, tin yêu.

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Nhắc đến chị Lò Thị Phương, Trưởng thôn Làng Un (xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), người dân trong thôn ai cũng yêu mến gọi chị là “bông hoa lạ”. Chị được coi là “cánh chim đầu đàn” giúp đồng bào các dân tộc tại địa phương nâng cao nhận thức, phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.