Hướng dẫn cách trồng và chăm bón bí đỏ - bí ngô

Hướng dẫn cách trồng và chăm bón bí đỏ - bí ngô
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cây bí ngô, bí đỏ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể trồng với diện tích rộng mang đến nguồn lợi kinh tế rất cao. Ngoài ra, mọi người cũng có thể trồng bí ngô tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch và an toàn, tiết kiệm kinh phí cho gia đình. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng bí đỏ và chia sẽ kinh nghiệm trồng bí ngô tại nhà hiệu quả.

Một số điều cần biết khi trồng bí đỏ

Bí một số loại giống như bí đỏ trái dài, bí đỏ hồ lô, bí ngô khổng lồ xuất xứ từ Mỹ, bí đỏ Nhật, bí ngô cao sản và một số giống bí ngô lai khác.

Bí đỏ được trồng thích hợp ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Cây bí ngô trồng được quanh năm, tuy nhiên tốt nhất là trồng bí đỏ vào mùa khô hơn là mùa mưa rét, vì thời tiết lạnh sẽ khiến bí ngô khó ra hoa, thụ phấn và đậu quả.

Địa điểm trồng bí ngô phải ở nơi có nhiều ánh sáng và không gian để cây leo, có thể để cây leo dưới mặt đất hoặc làm giàn cho cây leo. Nếu trồng tại nhà thì có thể trồng trong các thùng xốp lớn.

Bí đỏ có bộ rễ tốt với khả năng chống khô hạn rất cao, tuy nhiên lại không chịu được ngập úng, do vậy đất trồng bí đỏ phải là nơi khô ráo, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Muốn trồng bí đỏ đạt năng suất cao cần phải làm đất thật kỹ và tơi xốp. Độ PH của đất phải từ 5,5 -7,5.

Bí đỏ hay bí ngô không kén đất trồng, có thể trồng trên đất ruộng, tuy nhiên để bí đỏ cho năng suất cao thì cần phải được trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, loại đất có độ tơi xốp, khả năng hút ẩm cao, tuy nhiên phải chú ý không để đất bị ngập nước sẽ khiến cây bị thối rễ.

Bước 1: Ngâm hạt giống bí đỏ

Hạt giống bí đỏ bạn có thể mua ở chợ, siêu thị hoặc tự gây giống bằng việc lấy hạt từ những trái bí già rồi phơi khô để sử dụng làm hạt giống.

Ngâm hạt giống bí đỏ vào vào nước ấm 30 - 35°C từ 6 - 8 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 20 - 25°C trong 1 đêm. Kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.

Bước 2: Gieo hạt bí đỏ

Có thể sử dụng khay chậu, thùng xốp hoặc bầu đất để gieo hạt, lưu ý đất gieo hạt cần phải là đất sạch và nhiều dưỡng chất, bạn có thể mua các loại đất hữu cơ có bán ở trên thị trường như đất Tribat, Multi,... Hoặc nếu sử dụng đất bình thường thì cần phải xử lý đất bằng việc rải vôi trộn vào đất phơi nắng 10 - 15 ngày để diệt mầm bệnh có trong đất, sau đó bón lót cho đất gieo bằng tro trấu, mùn cưa hoặc xơ dừa với phân chuồng ủ hoại để tăng cường chất dinh dưỡng cho đất gieo hạt.

Tạo lỗ sâu khoảng 1cm rồi gieo hạt bí đỏ đã ngâm ủ vào khay chậu gieo, mỗi lỗ gieo 1 - 2 hạt và phủ một lớp đất mỏng lên.

Khi gieo xong phun nước cho đất ẩm. Đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm. Có thể rải Basudin vào đất để phòng trừ kiến gây hại.

Bước 3: Trồng bí đỏ

Sau khi gieo hạt bí đỏ được khoảng 7 - 10 ngày sẽ cho cây có từ 2 - 3 lá nhám thì tiến hành bứng cây ra trồng vào ruộng, hoặc trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn.

Lưu ý trước khi trồng cây khoảng 10 ngày thì phải làm đất trồng thật kỹ, dọn dẹp cỏ rác, bón vôi, phân chuồng ủ hoại và phân lân vào đất cày xới đều cho đất tơi xốp. Nếu trồng tại nhà trong thùng xốp thì chỉ cần làm đất sạch, bón lót vôi, phân chuồng và mùn mục hoặc xơ dừa, xới đất cho tơi xốp rồi phơi nắng 10 - 15 ngày trước khi trồng cây con.

Tiến hành làm luống cho đất trồng, lên luống cao 20 - 30cm, liếp rộng khoảng 3m, hàng cách hàng 5 - 6m, mỗi cây cách nhau  50 - 80cm. Nếu trồng vào mùa mưa thì nên làm rãnh sâu giữa 2 liếp và làm mương thoát quanh ruộng để thoát nước tránh ngập nước khiến cây bị thối rễ.

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây bí đỏ và vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức.

Chăm sóc cây bí ngô

Tưới nước

Bí đỏ không cần phải tưới nước nhiều, chỉ cần tưới đủ 2 lần mỗi ngày vào 7 - 10 ngày đầu khi trồng cây con để cây hồi sức, sau đó có thể cách 2 - 3 ngày tưới nước 1 lần. Tuy nhiên vào thời điểm bí đỏ ra hoa thì cần phải tưới nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho cây ra hoa, thụ phấn.

Vào mùa mưa thì cần chú ý vun luống cho cây cao để tránh bị ngập úng, không được để tình trạng đất bị ngập nước gây thối rễ và cũng không được để đất quá khô sẽ khiến cây bị còi cọc và cho ít trái.

Bón phân

Sau khi trồng cây con được được 3 - 4 lá thật thì sử dụng phân DAP pha loãng với nước để tưới vào gốc cây, chú ý tránh tưới vào lá cây. Kết hợp làm cỏ, vun xới gốc cho cây.

Chế độ phân bón cho cây bí đỏ chia làm 3 lần theo định kỳ:

Bón thúc lần 1: Khi cây trồng được 15 ngày thì bón thúc lần 1 với phân chuồng ủ hoại + phân ure pha loãng với nước vào gốc cây, làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.

Bón thúc lần 2: Thời điểm cây trồng được 35 ngày thì tiến hành bón thúc lần 2 với phân chuồng ủ hoại + hỗn hợp phân đạm, ure, lân và kali, bón xung quanh gốc và lấp phủ đất, vun gốc cho cây.

Bón thúc lần 3: Khi cây trồng được 50 bón thúc lần 3 với hỗn hợp phân NPK, đạm, kali và urê pha với nước bón cho cây để tăng cường dưỡng chất nuôi cây ra hoa và cho quả. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, mùn mục hoặc tro trấu để bón vào gốc cây.

Ngoài các lần bón thúc trên thì có thể sử dụng một trong những loại thuốc Bayfolan, HVP, Komix, Bioted,... để phun lá định kỳ cách 7 - 10 ngày một lần để kích thích giúp cây khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, cho năng suất cao.

Làm cỏ và cắt tỉa

Trồng bí đỏ có thể cho cây bò dưới mặt đất hoặc làm giàn cho cây leo, nếu làm giàn thì cần phải làm giàn chắc khỏe với độ cao từ 2 - 2,5m.

Lưu ý nếu thu hoạch đọt bí thì khi ngọn bò dài 50 - 60cm thì có thể thu hoạch ngọn bí, sau đó vun gốc và bón thúc đạm pha loãng với nước để tưới cây cho cây nhanh mọc đọt mới.

Khi bí bò dài khoảng 1m thì bắt đầu tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, lấp gốc bằng phân chuồng ủ hoại để giúp rễ bám sâu vào đất. Bấm ngọn cho cây phát triển nhánh, mỗi cây để lại từ 3 - 4 nhánh. Chỉnh dây bí dàn đều để dây không bò chồng chéo lên nhau, cắt tỉa bớt lá già ở để ruộng bí thông thoáng.

Giai đoạn khi cây bí đỏ bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây và cho bí leo lên giàn hoặc bò trên đất, kết hợp sửa dây và tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Giai đoạn cây ra hoa kết trái

Khoảng 30 - 35 ngày sao khi trồng thì cây bí đỏ bắt đầu nở hoa, ở cây bí đỏ thì tỉ lệ hoa đực nhiều hơn hoa cái, và thường thì hoa đực có sớm hơn hoa cái 2 - 3 ngày. Cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng, hoặc bạn có thể tác động đến việc thụ phấn cho hoa bằng cách ngắt hoa đực, dùng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa và cọ vào nhụy của hoa cái để thụ phấn, chú ý nên tiến hành thụ phấn cho hoa vào buổi sáng sớm và vào lúc hoa cái nở nhiều. Đặc biệt là vào mùa mưa thì hoa rất khó tự thụ phấn nên cần phải thụ phấn thủ công sẽ cho năng suất cao hơn.

Sau khi cây thụ phấn thì cần cắt bỏ bớt hoa đực, tỉa bỏ các nhánh con, các lá già để tạo độ thông thoáng cho cây. Nếu trên cây đậu nhiều quả thì phải tỉa bớt quả non để tăng cường chất lượng cho các quả bí.

Tự thụ phấn hoa cho bí đỏ

Vào mùa mưa thì cần có biện pháp kê trái lên cao khỏi mặt đất để tránh việc quả bí đỏ tiếp xúc với đất ẩm hay bị ngập úng sẽ khiến trái bị thối làm giảm năng suất quả.

Phòng trị sâu bệnh ở bí đỏ

Bí ngô rất dễ chăm sóc và ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi, chế độ tưới nước và phân bón không hợp lý thì có thể phát sinh ra một số vấn đề bệnh gây hại cho bí ngô cần đề phòng:

Các loại sâu đất, sâu xanh, sâu đục quả, bọ trĩ, rầy rệp, nhện đỏ,... để phòng ngừa những loại sâu bệnh này thì cần chú ý tưới nước đầy đủ cho cây trồng, cắt tỉa bớt lá già, vun đất cao cho gốc cây để tạo độ thông thoáng cho cây trồng. Nếu phát hiện sâu bệnh thì cần sử dụng một trong các loại thuốc diệt sâu bọ, rầy rệp như Actara, Confidor, Regent, Vertimec, Oshin, Trigard theo hướng dẫn trên bao bì.

Ở bí đỏ cũng thường xuất hiện bệnh sương mai, bệnh phấn trắng và bệnh chết cây con, để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng trừ thì bạn nên đọc kỹ hướng dẫn tại bài viết này: Các bệnh gây hại ở cây bí đỏ.

Thu hoạch

Trồng bí đỏ hồ lô

Bí đỏ sau khi trồng khoảng 3 tháng sẽ cho thu hoạch, có thể thu hoạch bí đỏ được nhiều đợt tùy thuộc vào việc chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên nếu muốn thu hoạch trái già để cất trữ được lâu hơn thì có thể đợi hơn 3 - 4 tháng khi trái già có vỏ cứng màu vàng, lớp vỏ có phấn trắng và cuống vàng.

Quả bí đỏ già có thể giữ làm giống để trồng các vụ sau bằng cách chọn trái lớn, già và không sâu bệnh, quả bí giống được thu hoạch và cất trữ ít nhất 1 tháng rồi mới bổ ra lấy hạt giống. Mang hạt bí đỏ rửa sạch, phơi khô để cất làm hạt giống.

Bài liên quan: Hoa bí ngô - món ăn bài thuốc quý


 

Có thể bạn quan tâm

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ lúa Hè Thu 2025, tỉnh Trà Vinh có 37 hợp tác xã đăng ký trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" trên tổng diện tích hơn 5.121 ha. Đây là vụ sản xuất thứ 3 liên tiếp tỉnh Trà Vinh tham gia đề án và cả 3 vụ đều mang lại hiệu quả cao cho nông dân.

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo đơn vị chuyên môn cùng phòng Nông nghiệp và Môi trường các huyện phối hợp chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi cho nông hộ; tập trung thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa khô.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Hòa Bình nổi tiếng với thương hiệu Cam Cao Phong và huyện Cao Phong có những đồi cam trù phú trải dài cùng thiên nhiên tươi đẹp. Cũng tại vùng đất cam này, chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm nổi lên là một tấm gương nông dân tiêu biểu với một hành trình kiên trì, sáng tạo vượt khó với khát vọng mãnh liệt làm nông nghiệp sạch từng bước đưa thương hiệu Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam chinh phục thị trường trong nước, đặt nền móng cho một mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiện đại.

Gia tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP

Gia tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP

Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thời gian qua, nhiều nông dân Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản. Điều này không chỉ tiếp cận thị trường rộng, giúp tiêu thụ nông sản bền vững mà còn giảm chi phí, hình thành một phương thức tiêu thụ mới phù hợp với thực tế hiện nay.

Cao nguyên Mộc Châu vào vụ chè xuân

Cao nguyên Mộc Châu vào vụ chè xuân

Sau một kỳ nghỉ đông, thời điểm này, cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đang khoác lên mình tấm áo mới xanh non của những đồi chè rộng bát ngát. Đây là vụ chè xuân quan trọng và được mong đợi nhất trong năm của người trồng chè.

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng 4, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi vào vụ xuân. Đây cũng là lúc người dân vùng núi Hà Giang tất bật đi thu hái chè. Chè Shan tuyết là đặc sản riêng có của Hà Giang, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Sau nhiều năm mất giá, người dân Bà Rịa-Vũng Tàu chặt bỏ cây cà phê. Thế nhưng, 2 năm trở lại đây giá cà phê đã tăng cao chóng mặt từ 60.000 đồng/kg (năm 2023) lên gần 130.000 đồng/kg. Gía tăng cao đã là cơ hội để người nông dân quay lại với loại cây trồng này.

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Hiện nay, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 15 nghìn ha cây ăn trái, trong số này có gần 11.400 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng bình quân đạt gần 143 nghìn tấn. Trong số này, có đến hơn 80% diện tích cây ăn trái cho thu hoạch vào mùa hè như: sầu riêng, bơ, măng cụt, chôm chôm… Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi - vào thời điểm cây ăn trái ra hoa gặp sương muối, mưa trái mùa nên tỷ lệ đậu trái thấp khiến sản lượng vụ này dự kiến giảm mạnh.

Đắk Glong nỗ lực thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn

Đắk Glong nỗ lực thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn

Với việc triển khai đồng bộ các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh gắn với công tác giảm nghèo bền vững, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng và dự kiến sẽ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong năm 2025.

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đến nay tỉnh Đồng Tháp hiện có 40 làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định. Các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 8.600 lao động.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Khởi động Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao từ cuối tháng 11/2024, đến nay, tại các địa phương tỉnh Long An, lúa trong vùng thực hiện Đề án mang lại hiệu quả khá cao so với canh tác truyền thống. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra, việc thay đổi thói quen canh tác của người dân cần cả một tiến trình.

Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có tổng diện tích nghêu quản lý và khai thác 1.500 ha với sản lượng khai thác đạt khoảng 2.000 tấn nghêu thịt. Ảnh: Công Trí-TTXVN

Phát triển nuôi nghêu xuất khẩu vùng ven biển

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre Đoàn Văn Đảnh, năm nay, thời tiết thuận lợi, nắng nóng và độ mặn cũng không gay gắt như năm trước nên nghêu nuôi ở các hợp tác xã trên địa bàn phát triển ổn định, không xảy ra hiện tượng nghêu chết như các năm trước.

 Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Mặc dù đã chủ động các giải pháp phòng trừ nhưng nông dân tỉnh Phú Yên vẫn không thể khắc phục triệt để tình trạng rầy nâu và rầy lưng trắng phá hoại lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín gần thu hoạch với diện tích hơn 4.600 ha. Hiện, thời tiết nắng nóng và gió Đông Nam hoạt động mạnh tạo điều kiện cho dịch rầy bùng phát, nguy cơ mất mùa cao.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Là địa phương có lượng tàu thuyền đi đánh bắt sứa nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa, mỗi ngày gần 400 chiếc tàu, bè mảng của ngư dân xã biển Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đang tập trung vươn khơi, bám biển để khai thác, chế biến sứa. Con sứa không chỉ mang lại thu nhập khá cho người dân mà còn trở thành thương hiệu riêng có ở Khu du lịch biển Hải Tiến này.

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I) vừa có Công văn số 47/TTQT gửi Cục thủy sản và Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Môi trường nhiều tỉnh ven biển, trong đó, có Nghệ An về việc cảnh báo sâu biển (rết biển) xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể; đồng thời khuyến cáo cơ quan quản lý và cơ sở nuôi trồng thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến ngao nuôi.

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đặt mục tiêu đầy thách thức cho năm 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 10 xã khó khăn trung bình đạt mức 11,45%. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ sản xuất, mở rộng cơ hội việc làm, đa dạng nguồn sinh kế nhằm mở hướng cho người dân thoát nghèo.

Công nhân Công ty cổ phần thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Cà Mau ổn định tâm lý của người nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 295 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2024; trong đó, có 5 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 12,86 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,42% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, thủy sản, chị Lường Thị Tấc, dân tộc Thái, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên, giúp đỡ nhiều chị em phát triển kinh tế; tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc, tưới tiêu, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng, phát triển hiệu quả vùng chuyên canh rau theo hướng an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong tình hình hạn mặn xâm nhập ngày càng phức tạp.

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tận dụng lợi thế từ tự nhiên để phát triển nuôi cá tầm, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trang trại chăn nuôi bò vàng H’Mông tại Hợp tác xã Cát Lý. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Xây dựng chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang trên vùng Cao nguyên đá

Trên vùng đất Cao nguyên đá Hà Giang khắc nghiệt, việc chăn nuôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, sáng tạo và mô hình liên kết bền vững, Hợp tác xã Cát Lý đã và đang phát triển mạnh mô hình nuôi bò vàng Hà Giang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.