Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Tại Đắk Lắk, một nhóm đối tượng do Nguyễn Anh Tuấn và vợ cầm đầu đã lừa đảo gần 100 tỷ đồng bằng cách xây dựng nhà thờ tổ, dụ dỗ người dân tu tập rồi bán vật phẩm phong thủy giá cao. Ở Thái Nguyên, một đường dây giả danh “cô đồng” đã chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng từ rất nhiều nạn nhân bằng hình thức dọa dẫm vận hạn để ép làm lễ giải hạn. Trên mạng xã hội, nhiều đối tượng tự xưng “thầy”, “cô đồng”, đăng bài xem bói online, bán vật phẩm phong thủy rồi yêu cầu chuyển khoản trước để lừa đảo. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), mê tín dị đoan không phải là hiện tượng mới nhưng đang có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức tinh vi hơn nhờ vào sự phát triển của mạng xã hội. Nhiều đối tượng lợi dụng lòng tin của người dân vào tín ngưỡng để trục lợi bằng các hình thức như xem bói, giải hạn, cúng bái hoặc bán vật phẩm tâm linh được cho là có khả năng “trừ tà”, “hóa giải vận hạn”. Một số cá nhân còn tự xưng là “thầy pháp”, “người có căn” hay “thầy bói” để tổ chức các hoạt động huyền bí nhằm lôi kéo người dân tham gia. Không ít người vì thiếu hiểu biết hoặc đang gặp khó khăn trong cuộc sống đã tin tưởng và bỏ ra số tiền lớn cho những nghi lễ không có cơ sở khoa học.

Sự phổ biến của các dịch vụ tâm linh trên mạng xã hội cũng khiến tình trạng này lan rộng hơn. Các nền tảng trực tuyến trở thành môi trường thuận lợi để một số cá nhân hoặc nhóm lợi dụng đức tin, kêu gọi quyên góp, mua bán vật phẩm tâm linh hoặc tổ chức các hoạt động mang tính chất mê tín mà không bị kiểm soát chặt chẽ. Nhiều nội dung về tâm linh, phong thủy, bùa ngải được chia sẻ rộng rãi dù không có sự kiểm chứng, khiến nhiều người dễ dàng tiếp cận và tin tưởng.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Chu Văn Tuấn cho rằng, nguyên nhân khiến nhiều người tin vào mê tín dị đoan chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo lắng, bất an trước những biến động của cuộc sống. Khi gặp khó khăn trong công việc, sức khỏe của bản thân hoặc thành viên trong gia đình, nhiều người có xu hướng tìm đến niềm tin tâm linh với hy vọng được “che chở” hoặc “hóa giải vận hạn”. Điều này khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi những cá nhân hoặc tổ chức không chính thống. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng và khoa học cũng khiến không ít người nhầm lẫn giữa tín ngưỡng truyền thống và mê tín dị đoan.

Tình trạng này càng trở nên rõ rệt vào mùa lễ hội đầu năm khi nhu cầu thực hành tín ngưỡng của người dân tăng cao. Đây là thời điểm dễ xuất hiện những chiêu trò lừa đảo như ép buộc dâng sao giải hạn, bán bùa chú, tổ chức lễ cầu an thu phí cao hoặc giả danh thầy cúng, thầy bói để trục lợi. Trong khi đó, bản chất của các lễ hội truyền thống là tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, thần linh. Khi các hoạt động này bị biến tướng bởi mê tín dị đoan, ý nghĩa tốt đẹp của tín ngưỡng bị sai lệch, đồng thời gây tổn hại về kinh tế và xã hội.

Không chỉ gây thiệt hại về tài chính, mê tín dị đoan còn tác động tiêu cực đến tư duy và lối sống của một bộ phận người dân. Nhiều trường hợp vì quá tin vào bói toán, phong thủy mà đưa ra những quyết định sai lầm trong kinh doanh, đầu tư, hôn nhân hoặc sức khỏe, gây ra hệ lụy lâu dài. Việc lan truyền thông tin sai lệch về tâm linh còn có thể làm giảm nhận thức khoa học, khiến người dân xa rời thực tế, thay vì tìm kiếm giải pháp hợp lý và khoa học để giải quyết vấn đề.

Để hạn chế tác động tiêu cực của mê tín dị đoan, ông Chu Văn Tuấn cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, tổ chức tôn giáo và người dân nhằm nâng cao nhận thức và bảo vệ cộng đồng khỏi những hành vi trục lợi từ tín ngưỡng. Việc giáo dục và tuyên truyền về sự khác biệt giữa tín ngưỡng truyền thống và mê tín dị đoan là rất quan trọng. Các cơ quan chức năng, tổ chức tôn giáo cần đẩy mạnh truyền thông, tổ chức hội thảo nhằm giúp người dân hiểu rõ giá trị thực sự của tôn giáo và tín ngưỡng, tránh xa những hoạt động không có cơ sở khoa học.

Cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức lợi dụng tâm linh để trục lợi, đặc biệt trên không gian mạng. Đồng thời, mỗi người dân cũng cần tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng, không tham gia vào các hoạt động có dấu hiệu lừa đảo.

Các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ thực hành tín ngưỡng đúng đắn, không tiếp tay cho các hoạt động mê tín dị đoan. Việc minh bạch trong các hoạt động tôn giáo sẽ giúp người dân có niềm tin đúng đắn, tránh bị lợi dụng.

Ngoài ra, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình tư duy phản biện, không tin vào những điều huyền bí vô căn cứ. Khi gặp khó khăn, thay vì tìm đến những giải pháp tâm linh không rõ ràng, mỗi người nên dựa vào kiến thức, nỗ lực của bản thân và những phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề.

Mê tín dị đoan là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến xã hội. Bằng cách nâng cao nhận thức, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tâm linh không chính thống và phát huy giá trị của tri thức, mỗi người dân có thể chủ động bảo vệ bản thân trước những hình thức lừa đảo, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và bền vững.

Lý Thanh Hương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Với sự nỗ lực của các địa phương và ban, ngành, đoàn thể, đến nay, số lượng nhà khởi công trong chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh Phú Yên đạt hơn 80%. Trong đó, có 4/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Trên hành trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, tỉnh Hà Giang đang từng bước hiện thực hóa cam kết “không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng những hành động thiết thực, đầy tính nhân văn. Một điểm sáng nổi bật là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và người có công, một chủ trương lớn do Thủ tướng Chính phủ phát động được tỉnh triển khai sâu rộng, quyết liệt và hiệu quả.

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Trên độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, nơi dãy Tây Côn Lĩnh sừng sững vươn mình giữa trời mây, những gốc chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên) vẫn xanh tốt giữa sương gió đại ngàn. Từ những cây chè hàng trăm năm tuổi ấy, người Dao Cao Bồ đang từng bước đánh thức tiềm năng nông nghiệp đặc sản, phát triển kinh tế xanh và xây dựng mô hình du lịch bản địa gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Tại các xã miền núi của tỉnh Cao Bằng, nhiều hộ dân đã có thêm nguồn thu nhập ổn định nhờ chuyển đổi một số diện tích đất canh tác sang trồng cây gai xanh. Việc phát triển vùng trồng loại cây gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo nhiều triển vọng cho người nông dân vùng sâu vùng xa.

Khu tái định cư xóm Nhàng, xã Kim Thượng nằm giữa đồi xanh bạt ngàn ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: laodong.vn

Gấp rút hoàn thành dự án tái định cư cho đồng bào ở vùng bị ảnh hưởng sạt lở đất

Nhiều năm qua, mỗi khi vào mùa mưa lũ, người dân tại khu Nhàng, xã Kim Thượng (huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) lại thấp thỏm lo âu do sạt lở đất. Được di chuyển đến nơi ở mới an toàn, thuận tiện hơn là mong muốn từ lâu của những hộ dân nơi đây. Do đó, Dự án Khu tái định cư mới khu Nhàng, xã Kim Thượng đang được gấp rút hoàn thành sẽ giúp hàng chục hộ dân vùng sạt lở có nơi ở mới.

Gia Lai yêu cầu hoàn thành các công trình trọng điểm trước khi hợp nhất

Gia Lai yêu cầu hoàn thành các công trình trọng điểm trước khi hợp nhất

Gia Lai đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, đặc biệt là các dự án giao thông với mục tiêu hoàn thành trước thời điểm hợp nhất tỉnh. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn lớn nhất rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Dốc toàn lực hỗ trợ người dân khó khăn sớm có nơi ở ổn định

Dốc toàn lực hỗ trợ người dân khó khăn sớm có nơi ở ổn định

Không để người dân phải sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược an sinh xã hội của tỉnh Phú Thọ. Với quyết tâm chính trị cao, tỉnh đang huy động tối đa nguồn lực, quyết liệt triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm đảm bảo mọi người dân đều có nơi ở ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Xây dựng nông thôn mới hướng đến nâng cao đời sống người dân

Xây dựng nông thôn mới hướng đến nâng cao đời sống người dân

Tiền Giang đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới nâng cao nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Từ đêm qua 10/5 đến rạng sáng nay 11/5, mưa to, mưa rất to dữ dội trút xuống nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai. Lượng mưa thu được các khu vực phổ biến từ 40-90mm, một số nơi mưa trên 100mm. Đây là trận mưa lớn diện rộng hiếm gặp xuất hiện vào đầu mùa mưa năm 2025 mà chuỗi số liệu nhiều năm mới ghi nhận được.

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Rạng sáng 10/5, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa rào và dông, một số nơi có mưa to đến rất to. Tại huyện Hàm Yên, lượng mưa đo được ở xã Hùng Ðúc 140 mm; Thái Hoà 120 mm; Bằng Cốc 109,6 mm; Thành Long 107,8 mm.

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Đến tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 19.200 ha rừng tự nhiên; khoán khoảng 50.000 ha rừng cho các cá nhân, hộ dân và cộng đồng quản lý. Qua đó, tăng hiệu quả bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, biên giới.

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở nói chung, đồng bào Raglai ở huyện miền núi Bái Ái nói riêng; qua đó giúp người dân vùng khó nhanh chóng an cư, lạc nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện vùng cao Mù Cang Chải luôn quan tâm phát huy vai trò của tổ xung kích bảo vệ rừng trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Phú Quốc đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2027, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho đảo ngọc. Năm 2025, tỉnh Kiên Giang tăng tốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, đưa Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Tỉnh đặt mục tiêu đón 11,05 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 12% so với năm 2024), trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22,6%); tổng thu từ du lịch đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 13,4%).

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Không chỉ giỏi trong đấu tranh chống giặc, trong thời bình, đồng bào Raglai ở Bác Ái còn đảm đang, nỗ lực xóa cái “đói”, cái “nghèo” để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất anh hùng này.

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Cùng chung khí thế quyết tâm cao của nhiều địa phương trong cả nước, sự đóng góp của các đơn vị quân đội đã và đang cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ mái ấm cho đồng bào vùng sâu, vùng biên giới Giai Lai. Những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.