Ngày thành lập Đoàn 26/3:

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Năm 2025, tỉnh Điện Biên vinh dự có ba cá nhân được vinh danh ở Giải thưởng Lý Tự Trọng. Họ đều là những cán bộ xuất sắc được ghi nhận, đánh giá cao với nhiều sáng kiến trong rèn luyện, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

potal-nhung-cay-sang-kien-mo-hinh-hay-trong-phong-trao-doan-o-dien-bien-7931707.jpg
Ba cá nhân của tỉnh Điện Biên nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025. Ảnh: TTXVN phát

Đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy

Luôn giữ lòng nhiệt huyết, xung kích đi đầu trong phong trào Đoàn, thầy giáo Hoàng Văn Định, Phó Bí thư Đoàn, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên vinh dự là một trong 3 cá nhân của tỉnh Điện Biên được Trung ương Đoàn trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025.

Vừa là giảng viên trẻ, cán bộ Đoàn, thầy giáo Hoàng Văn Định luôn trăn trở việc đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng trong giảng dạy; nỗ lực, cống hiến sức trẻ trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Những điều này luôn thôi thúc anh nghiên cứu, đề xuất nhiều sáng kiến, giải pháp thiết thực gắn với các hoạt động để áp dụng tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.

Nhiều sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của thầy giáo Hoàng Văn Định đã được ứng dụng trong thực tiễn như: Tổ chức cuộc thi “Dàn dựng các tiết mục văn nghệ”, chương trình “Một ngày làm giáo viên tiếng Anh” cho trẻ mầm non; phát động trào lưu “Đi thư viện đi” trên không gian mạng và tổ chức cuộc thi “Giới thiệu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chiến thắng Điện Biên Phủ”. Các hoạt động trên đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia, không chỉ tạo ra không khí vui tươi phấn khởi, môi trường sống, học tập lành mạnh mà còn kích thích khả năng sáng tạo, lòng yêu thích đọc sách của sinh viên. Các hoạt động còn giúp sinh viên củng cố kiến thức, tự tin trong giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng học ngoại ngữ hiệu quả; tiền đề để sinh viên khi ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn, góp phần xây dựng xã hội học tập.

“Tôi luôn phát huy tinh thần xung phong gương mẫu, đi đầu, chủ động tham mưu, phát huy năng lực bản thân, nêu cao trách nhiệm của đảng viên trong xây dựng Đoàn, tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động thiết thực. Tôi luôn góp phần lan tỏa sâu rộng, khơi gợi tinh thần xung kích ở mỗi bạn trẻ", thầy Định chia sẻ.

Thầy đã tổ chức và duy trì thường xuyên 6 câu lạc bộ: Câu lạc bộ “Sinh viên 5 tốt”, Đội Thanh niên xung kích, Đội Văn nghệ xung kích, Đội Làng trẻ SOS, Đội Trung tâm Bảo trợ xã hội và Câu lạc bộ Lý luận trẻ.

Tại các buổi sinh hoạt, anh tuyên truyền gương điển hình, tiêu chí đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt (gồm: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt và hội nhập tốt), “Sinh viên sư phạm điển hình”, “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” trên website, fanpage của Đoàn Thanh niên; tổ chức các hoạt động đa dạng, tạo môi trường thuận lợi để sinh viên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành.

Thời gian qua, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên xuất hiện nhiều sinh viên điển hình được tuyên dương. Năm 2024, trong phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã có 5 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể sinh viên 5 tốt”, 58 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường; 3 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể sinh viên 5 tốt”, 9 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh. Cùng với đó, có 30 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên sư phạm điển hình” cấp trường, 30 đoàn viên sinh viên đạt danh hiệu “Thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu trên các lĩnh vực”.

Ngoài ra, từ năm 2019 đến nay, thầy Định còn say mê nghiên cứu khoa học, tham gia biên soạn và xuất bản sách; có nhiều bài viết được in trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế; 2 bài viết in trong kỷ yếu hội thảo cấp trường. Năm học 2023-2024, Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên có nhiều đề tài và sáng kiến kinh nghiệm được nghiệm thu, công nhận điển hình...

Thầy Định còn là tấm gương sáng truyền cảm hứng học tập cho sinh viên qua bề dày thành tích cá nhân như: Đỗ thủ khoa Thạc sĩ và tốt nghiệp Thạc sĩ loại Xuất sắc tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Năm 2017, anh được Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cử đi học tiếng Thái Lan tại Đại học Chiang mai - Vương quốc Thái Lan và đạt kết quả Xuất sắc. Từ đó đến nay, anh đã nhiều lần tham gia phiên dịch cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên khi làm việc với các Trường Đại hoàng gia Udonthani, Đại học hoàng gia Chiang mai.

potal-nhung-cay-sang-kien-mo-hinh-hay-trong-phong-trao-doan-o-dien-bien-7931706.jpg
Thầy giáo Hoàng Văn Định Phó Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên là một trong ba cá nhân của tỉnh Điện Biên nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Xung kích trong nhiều hoạt động

Đại úy Trần Anh Ninh (Bí thư Đoàn Thanh niên Công an thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) cũng vinh dự được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng, năm 2025.

Với vai trò Phó đội trưởng, Đội Chính trị - Hậu cần, Bí thư Đoàn, trong năm 2024, Đại úy Trần Anh Ninh, đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, tham mưu kịp thời cấp ủy, lãnh đạo đơn vị và phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Điện Biên, Câu lạc bộ thiện nguyện huyện Bình Xuyên và huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) tặng 100 suất quà nhằm hỗ trợ nhân dân xã Mường Pồn bị thiệt hại do lũ quét, với tổng số tiền trên 145 triệu đồng. Anh phối hợp với Hội Phụ nữ Công đoàn trong đơn vị tổ chức tốt chương trình nâng bước em đến trường, trao tặng sách, vở, bút, đồ dùng học tập cho các cháu tại làng trẻ SOS Điện Biên Phủ, nhân dịp năm học mới 2024-2025, với tổng trị giá gần 20 triệu đồng. Phối hợp với nhóm thiện nguyện Ly tím 07 Điện Biên Phủ, trao tặng 50 suất quà cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Pồn và Trường Tiểu học số 2 xã Mường Pồn, với tổng trị giá 25 triệu đồng.

Đại úy Trần Anh Ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở thành phố và lập nhiều thành tích xuất sắc trong Tháng cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy nhân Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2024; thu giữ 14,63 gram heroine và 58,54 gram ma túy tổng hợp.

Phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ đoàn, Đại úy Trần Anh Ninh, luôn nỗ lực, cố gắng tìm tòi, vận dụng khả năng hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, trực tiếp tham mưu lãnh đạo đơn vị xây dựng và triển khai nhiều mô hình thanh niên đi vào hoạt động có hiệu quả; góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục đoàn viên, thanh niên toàn đơn vị. Điển hình như mô hình “Vườn cây thanh niên”, “Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật”… Những hoạt động này nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để các thành viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Với nhiều thành tích nổi bật, Đại úy Trần Anh Ninh vinh dự được trao tặng Bằng khen của Bộ Công an, Trung ương đoàn và nhiều Giấy khen của Thành đoàn Điện Biên Phủ.

Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025, tỉnh Điện Biên vinh dự có ba cá nhân được vinh danh, ngoài thầy giáo Hoàng Văn Định, Đại úy Trần Anh Ninh, còn có Bí thư Đoàn Trường Trung học Phổ thông Mường Nhà (huyện Điện Biên) Cà Mai Tân.

Bí thư Tỉnh Đoàn Điện Biên Đặng Thành Huy thông tin, họ đều là những tấm gương tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, sự sáng tạo và cống hiến sức trẻ cho cộng đồng. Họ là những hạt nhân luôn tích cực tổ chức và phát động phong trào công tác Đoàn tạo sức lan tỏa lớn, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững, đoàn kết.

Phan Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Phát huy trách nhiệm của những người “Đảng cử, dân bầu” cùng với sự năng động, sáng tạo nhiều bí thư chi bộ ở tỉnh miền núi Điện Biên, không những gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, mà còn mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất; góp phần khai thác tiềm năng địa phương, từng bước thay đổi diện mạo quê hương.

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, thủy sản, chị Lường Thị Tấc, dân tộc Thái, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên, giúp đỡ nhiều chị em phát triển kinh tế; tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Điểu Kem - Người con của dân tộc S'tiêng với những cống hiến thầm lặng

Trong những con người thầm lặng cống hiến cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hình ảnh ông Điểu Kem, một người con của đồng bào dân tộc S'tiêng tại huyện Phú Riềng đã trở thành một tấm gương sáng, lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Đảng viên Quàng Văn Khóa - "người thầy” của đồng bào dân tộc Thái xã Mường Khoa

Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Đảng viên trẻ vùng cao Than Uyên tiên phong làm kinh tế

Nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Lai Châu đã và đang hiện thực hóa ý tưởng, khát khao làm giàu bằng những mô hình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, khẳng định vai trò đảng viên tiên phong, gương mẫu tích cực làm kinh tế, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương.

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Gần 15 năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Đà Nẵng, nữ bác sĩ Nguyễn Thị Minh Chí (sinh năm 1979, trú tại Đà Nẵng), Trưởng khoa Tuyến vú không chỉ làm tốt chuyên môn, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân mà bác sĩ Chí còn là điểm tựa tin cậy, luôn đồng hành, chia sẻ nỗi đau, giúp bệnh nhân có cảm giác an tâm, vượt qua khó khăn trong quá trình điều trị.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

“Bén duyên” với công tác phụ nữ chưa lâu, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thị Kim Nhung luôn gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì phong trào Hội và được cán bộ, hội viên mến phục, tin yêu.

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Trưởng thôn Lò Thị Phương gieo niềm tin, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Nhắc đến chị Lò Thị Phương, Trưởng thôn Làng Un (xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), người dân trong thôn ai cũng yêu mến gọi chị là “bông hoa lạ”. Chị được coi là “cánh chim đầu đàn” giúp đồng bào các dân tộc tại địa phương nâng cao nhận thức, phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

Bà Trần Thị Thu, Bí thư Chi bộ ấp Xéo Lá là cầu nối hỗ trợ gia đình ông Ngô Văn Ban vay vốn thực hiện mô hình nuôi chồn thành công, khôi phục và phát triển kinh tế gia đình. Ảnh:Trúc Linh

Bí thư Chi bộ tận tâm giúp dân thoát nghèo

Tại ấp Xẻo Lá, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), bà Trần Thị Thu là Bí thư Chi bộ ấp nhiệt tình, trách nhiệm, luôn chăm lo, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, chung sức xây dựng làng quê khang trang.

Bác sĩ Trần Hồng Vinh say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng cứu chữa bệnh nhân

Bác sĩ Trần Hồng Vinh say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng cứu chữa bệnh nhân

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La luôn say mê nghiên cứu khoa học để áp dụng vào thực tế cứu chữa bệnh nhân. Ghi nhận những cống hiến đó, năm 2022, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hồng Vinh được Chủ tịch nước tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc Ưu tú. Đây không chỉ là vinh dự mà còn là động lực để bác sĩ Trần Hồng Vinh tiếp tục vững bước trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh đến từng nhà để khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho đồng bào Ca Dong. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Tận tụy, tâm huyết vì đồng bào Ca Dong

Trải qua hàng chục năm công tác, gắn bó với đồng bào Ca Dong, huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, điều dưỡng Nguyễn Văn Thanh và y sĩ Đinh Thị Thơ luôn tận tụy, tâm huyết với nghề, hết lòng vì người bệnh, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sự tin yêu của bà con.

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Đồng bào Jrai thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp bền vững

Hành trình của vợ chồng chị Rơ Châm Awưnh và anh Siu Sắt tại Gia Lai không chỉ là câu chuyện về một thương hiệu cà phê sạch, mà còn là sự đổi thay trong nhận thức của đồng bào Jrai về phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ những vườn cà phê truyền thống, họ đã tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị nông sản, tạo sinh kế ổn định cho cộng đồng.

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Nguyễn Thị Thu Hiền - Nữ sinh vùng khó hai lần “chạm đỉnh” kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Sinh ra ở vùng quê nghèo Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Thu Hiền (hiện đang là học sinh lớp 12 Địa, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hà Tĩnh) đã không ngừng nỗ lực vươn lên, “chạm đỉnh” vinh quang 2 năm liên tiếp tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.