Trần Vi Lượng - Vị lương y của buôn làng K’Ho

Gần 20 năm gắn bó với xã vùng khó khăn Sơn Điền (huyện Di Linh, Lâm Đồng), y sỹ đa khoa Trần Vi Lượng (54 tuổi) được xem là “Lương y như từ mẫu” của buôn làng K’Ho nơi đây.

potal-70-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-vi-luong-y-cua-buon-lang-kho-o-lam-dong-7875721.jpg
Y sỹ Trần Vi Lượng khám cho học sinh trường Tiểu học Tân Lâm (xã Tân Lâm, Di Linh). Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

"Lương y K’Lượng" là cách gọi trìu mến của người dân trong buôn làng dành cho y sỹ Trần Vi Lượng khi ông công tác tại Sơn Điền trong gần 20 năm. Năm 2006, vị y sỹ đặt chân đến xã Sơn Điền với ấn tượng đầu tiên là khó khăn, cách trở; nhân lực và trang thiết bị y tế của Trạm y tế xã còn thiếu thốn. Ông và cộng sự không nản chí mà bắt tay ngay vào công cuộc chăm sóc sức khỏe cho người dân trong buôn làng.

Ông K’Hồng, Trưởng thôn Con Shỏ (xã Sơn Điền, Di Linh) cho biết: "Bác Lượng gắn bó với người dân trong buôn làng chúng tôi từ thời còn khó khăn nên người dân thương quý lắm. Dù người dân có bị tai nạn trong rừng sâu, sản phụ đau đẻ tại nhà, bác cũng không ngần ngại mà đến tận nơi thăm khám, hỗ trợ. Vì bác rất nhiệt tình, gần gũi nên bà con hay gọi là K’Lượng để có cảm giác thân thuộc như người đồng bào của núi rừng nơi đây".

Trạm Y tế xã Sơn Điền cách trung tâm huyện Di Linh khoảng 50 km, đường đi khi ấy còn thi công dang dở, đi lại không thuận tiện. Nhận biết được trở ngại này, y sỹ Lượng cùng các cán bộ quyết tâm xây dựng Trạm thành điểm khám, chữa bệnh đầu tuyến tốt nhất cho người dân. Theo ông Lượng, đối với tuyến xã, những nhu cầu y tế bức thiết là về siêu âm, sản, nhi và sơ cứu bước đầu về các tai nạn thương tích, rắn cắn. Ông cho biết: “Ngoài nghiệp vụ chuyên môn, anh em chúng tôi cũng tự học hỏi, trau dồi các kiến thức, kỹ năng khác để hỗ trợ người dân các tình huống tại chỗ. Dù tôi không được đào tạo về sản khoa nhưng khi cần kíp, tôi còn chủ động hỗ trợ nữ hộ sinh đỡ sản phụ sinh ngược an toàn cả mẹ lẫn con ngay tại Trạm”.

Ngoài công tác khám, chữa bệnh, y sỹ Lượng cùng các đồng nghiệp còn tăng cường công tác thăm khám, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh tại địa bàn. Đặc biệt, trong các năm dịch COVID-19 bùng phát, ông và cộng sự tận dụng mọi phương pháp, nguồn lực để tuyên truyền, phòng, chống dịch, giữ bình yên cho buôn làng. “Chúng tôi đi từng nhà tuyên truyền, rồi tận dụng mạng xã hội, truyền thanh của địa phương để xây dựng chương trình riêng, cùng với đó thông qua các già làng, người có uy tín trong xã để tuyên truyền cho người dân phòng, chống dịch”, ông Lượng cho biết.

potal-70-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-vi-luong-y-cua-buon-lang-kho-o-lam-dong-7875737-1.jpg
Sau gần 20 năm gắn bó với người dân trong buôn làng K’Ho ở xã Sơn Điền, Y sĩ Trần Vi Lượng hiện chuyển công tác đến Trạm Y tế xã Tân Lâm (huyện Di Linh, Lâm Đồng). Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Nhiều năm qua, xã Sơn Điền hầu như không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác truyền thông luôn được chú trọng hàng đầu với mục tiêu không ngừng nâng cao kiến thức của người dân địa phương. Nhờ đó, người dân trong xã giảm dần các hủ tục, cúng bái, chữa bệnh phi khoa học. Trạm Y tế luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch khám, chữa bệnh hàng năm; cấp cứu và chuyển tuyến thành công nhiều ca bệnh khó như: thai ngoài tử cung bị vỡ, tai nạn thương tích, đột quỵ…

Theo bác sĩ chuyên khoa I Lê Thành Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Di Linh, trong thời gian công tác tại Sơn Điền, nhiều lần y sỹ Lượng gọi điện cho chúng tôi nhờ hội chẩn, hỗ trợ qua điện thoại đối với những ca bệnh cấp bách, không thể chuyển đi và đã xử trí thành công, đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân. Hiện nay, Trạm Y tế Sơn Điền là top đầu trong mô hình làm việc phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng sâu, vùng xa. Đây là một phần nhờ công của y sỹ Lượng và các cán bộ, nhân viên của Trạm đã gây dựng.

Tháng 10/2024, sau khi kết thúc 2 nhiệm kỳ làm Trưởng Trạm y tế xã Sơn Điền, y sỹ Trần Vi Lượng chuyển đến công tác tại xã Tân Lâm (huyện Di Linh). Tuy nhiên, y sỹ Lượng đã để lại một “di sản” cho đơn vị, đó là đội ngũ cán bộ, nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, gắn bó với nghề với địa phương. Đặc biệt là tình cảm lớn lao, gần gũi của người dân trong buôn làng người K’Ho đối với vị “Lương y như từ mẫu” Trần Vi Lượng.

Ông K’Hồng, Trưởng thôn Con Shỏ (xã Sơn Điền, Di Linh) nói: "Lúc biết tin bác K’Lượng chuyển công tác, người dân cũng buồn và nhớ lắm. Nhờ có bác năng nổ, nhiệt tình mà người dân trong thôn đã thay đổi ý thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe, biết phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng nhiều hơn so với trước đây".

Theo Trung tâm Y tế huyện Di Linh, trong khoảng 10 năm nay, Trạm Y tế xã Sơn Điền luôn là điểm sáng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, luôn thuộc nhóm dẫn đầu trong 19 trạm y tế xã, thị trấn trong toàn huyện. Trạm đã được đầu tư khang trang, các phương tiện máy móc hiện đại như siêu âm điện tim, các phương tiện y học cổ truyền. Trạm đã thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, triển khai các thủ thuật châm cứu, xoa bóp và phục hồi chức năng.

potal-70-nam-ngay-thay-thuoc-viet-nam-vi-luong-y-cua-buon-lang-kho-o-lam-dong-7875734.jpg
Y sĩ Trần Vi Lượng khám cho học sinh trường Tiểu học Tân Lâm (xã Tân Lâm, Di Linh). Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN

Bác sỹ Lê Thành Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Di Linh cho biết, Trạm Y tế Sơn Điền luôn được công nhận là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ liên tục từ năm 2015 - 2024. Đặc biệt năm 2023, y sĩ Trần Vi Lượng, Trưởng Trạm Y tế xã Sơn Điền đã chủ trì xây dựng sáng kiến Giải pháp lọc thông tin về họ tên có ký tự, đẩy nhanh công tác làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID-19 tại xã Sơn Điền, huyện Di Linh năm 2023. Sáng kiến này do nhóm viên chức tại Trạm thực hiện đã được Sở Y tế Lâm Đồng công nhận là giải pháp được đánh giá mang tính thực tế, hiệu quả và được phổ biến rộng rãi trong toàn tỉnh.

Trong 3 năm gần đây, y sĩ Lượng được đánh giá xếp loại viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2025, y sỹ Trần Vi Lượng cũng là 1 trong 12 cá nhân điển hình của toàn tỉnh được Sở Y tế đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen.

Chia sẻ về hành trình gần 20 năm gắn bó với vùng đất Sơn Điền, y sỹ Trần Vi Lượng cười nói: “Thời mới thành lập, cán bộ của Trạm Y tế Sơn Điền hầu như là người từ nơi khác đến công tác. Hiện nay, nguồn nhân lực của trạm đã đạt 80% là con, em địa phương. Đó là thành quả tôi thấy mãn nguyện nhất, bởi phải có người tại chỗ mới yên tâm được. Họ sẽ là "cứu tinh" cho người dân bất kể ngày đêm”.

Nguyễn Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lưới thu nhập gấp từ 4-5 lần

Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lưới thu nhập gấp từ 4-5 lần

Từ những mảnh ruộng từng trồng lúa, rau màu kém hiệu quả, nhiều nông dân trên quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng, tỉnh An Giang đang mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính. Không chỉ tạo thu nhập gấp 4-5 lần so với trước, mô hình còn giúp người dân ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Tuổi trẻ góp sức đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tuổi trẻ góp sức đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Trong những ngày tháng rực lửa của mùa hè tình nguyện, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trên 31 xã nơi tuyến đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đi qua đã và đang thể hiện rõ tinh thần xung kích, trách nhiệm công dân bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Họ không chỉ là những người đồng hành cùng người dân giữa vùng núi cao hay đồng bằng trung du, mà còn là lực lượng góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ một trong những công trình năng lượng trọng điểm quốc gia.

Gần dân để hiểu dân, vận hành hiệu quả chính quyền địa phương 2 cấp

Gần dân để hiểu dân, vận hành hiệu quả chính quyền địa phương 2 cấp

Xã Thuận Mỹ, tỉnh Tây Ninh, được sáp nhập từ ba xã: Thanh Phú Long, Thanh Vĩnh Đông và Thuận Mỹ (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũ). Sau 10 ngày vận hành, chính quyền xã mới Thuận Mỹ được sự đồng tình cao của người dân, bởi họ thấy được sự thuận tiện, gần gũi với cán bộ, công chức. Đặc biệt, ở đây, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Khải luôn gần dân, sát dân nhất để bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp vận hành theo đúng định hướng đề ra.

Thiếu tá Hồ Thị Thúy An 'thắp lửa' yêu thương nơi biên giới

Thiếu tá Hồ Thị Thúy An 'thắp lửa' yêu thương nơi biên giới

Trong môi trường quân đội đầy thử thách và nghiêm khắc, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Hồ Thị Thúy An (sinh năm 1987, công tác tại Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị) được ví như “bông hồng xanh” ngát hương thơm.

Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai

Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai

Chàng trai dân tộc Nùng Hoàng Văn Cảnh được nhiều người biết đến khi áp dụng thành công giải pháp “Xây dựng hệ thống bản đồ quản lý rừng bền vững tại Công ty Cao su Lộc Ninh” và xây dựng, triển khai thành công mô hình “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong công tác Đoàn”.

Đổi thay từ đất đồi kém hiệu quả đến vườn Thanh Long tiền triệu

Đổi thay từ đất đồi kém hiệu quả đến vườn Thanh Long tiền triệu

Từ vùng đất đồi khô cằn, ông Thèn Văn Sồ, dân tộc Mông, (thôn Lũng Buông, xã Thuận Hòa, tỉnh Tuyên Quang) đã mạnh dạn cải tạo để trồng Thanh Long ruột đỏ. Sau 8 năm bền bỉ, mô hình hiện đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ông thoát nghèo, vươn lên khá giả, trở thành tấm gương vượt khó làm giàu ở địa phương.

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Với khát khao làm nông nghiệp sạch và mong muốn thay đổi cách làm kinh tế nông thôn, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong lựa chọn giống nho Hạ Đen để khởi nghiệp. Sau ba năm kiên trì học hỏi và áp dụng kỹ thuật hiện đại, chị đã biến mảnh đất quê hương thành vườn nho trĩu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Không phải là người con Bình Định nhưng anh Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1985, trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã viết nên câu chuyện thật đẹp tại vùng đất mình lập nghiệp với những hành động thiện nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Mới đây, anh vinh dự được tuyên dương gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” giai đoạn 2023 - 2025.

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

Sau hơn 10 năm miệt mài trồng rừng với tất cả công sức và tâm huyết, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng (Phóng viên báo Nông nghiệp và Môi trường), quê ở thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phủ xanh những vạt cát trắng bỏng rát ven biển. Thành quả ấy khiến người dân địa phương không khỏi cảm phục.

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các thành viên Câu lạc bộ nông dân tỷ phú tỉnh Hậu Giang đang trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình “tri thức hóa nông dân”, góp phần xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, có tay nghề cao, lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại những bản làng vùng cao, nơi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, định kiến giới vẫn bám rễ trong đời sống cộng đồng, có những người phụ nữ, những cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn thầm lặng, tận tụy vì phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Với vai trò kỹ sư vận hành hệ thống điện, anh Phạm Quốc Tiến, kỹ sư SCADA, phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tuyên Quang ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp tại công ty, anh còn thường xuyên đưa ra nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất, cung cấp điện và giảm thiểu rủi ro của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Ngày 6/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương các cán bộ mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2020-2025 và người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn, mang đến niềm vui cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 100 đại biểu là đồng bào có uy tín tiêu biểu của dân tộc Mông, Giáy, Hà Nhì, Bố Y, Nùng, Phù Lá, La Chí, Thu Lao tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai năm 2025.

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Sáng 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương gương sáng công nhân học tập và làm theo Bác, tôn vinh lao động giỏi - lao động sáng tạo. Đây là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện, hoạt động tổ chức Tháng Công nhân năm 2025 của tỉnh.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những tấm gương tiêu biểu là ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám. Ông không chỉ là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số trong khu vực.

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Là người con miền đất quế Văn Yên, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân, ông Đặng Bá Văn, thôn Trái Hút, xã An Bình, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn muốn góp sức giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần nhiệt huyết, ông Văn có nhiều đóng góp cho hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát vọng lập thân, lập nghiệp, nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Điện Biên, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “đâu khó có thanh niên” để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Tối 16/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025, nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đồng thời, ghi nhận, động viên, khích lệ những nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của đội ngũ giáo viên, học sinh.