Y sỹ Y Bun Toản Niê - Người con áo blouse trắng của buôn làng

Những năm trước đây, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk từng là điểm nóng về bệnh sốt rét với hàng chục ca mắc mỗi năm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong hai năm 2023 và 2024, địa phương này không ghi nhận trường hợp mắc sốt rét nào. Thành công ấy là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, chính quyền và nhân dân, trong đó có sự đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của y sỹ Y Bun Toản Niê - một người con của buôn làng luôn hết mình vì sức khỏe cộng đồng.

potal-nguoi-y-sy-truyen-lua-y-thuc-y-te-cong-dong-noi-vung-bien-dak-lak-7864167.jpg
Với lợi thế thông thạo ba ngôn ngữ Lào, Việt và M’nông, anh Y Bun Toản Niê trở thành cầu nối y tế giữa chính quyền và người dân. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Sẵn sàng lên đường khi có bệnh nhân cần giúp đỡ

Sinh ra và lớn lên tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, anh Y Bun Toản Niê (sinh năm 1989, dân tộc M’nông) hiểu rõ phong tục, tập quán và những khó khăn trong đời sống của đồng bào nơi đây. Năm 2011, anh tốt nghiệp Trung cấp Y sỹ tại Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng). Tháng 1/2012, anh bắt đầu công tác tại Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn. Đến năm 2019, anh chuyển về Trạm Y tế xã Krông Na, đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch.

Làm việc gần nhà giúp anh thuận lợi trong bám sát địa bàn, hiểu rõ từng bệnh nhân. Với lợi thế thông thạo ba ngôn ngữ Lào, Việt và M’nông, anh trở thành cầu nối y tế giữa chính quyền và người dân, giúp việc tuyên truyền phòng, chống dịch đạt hiệu quả hơn. “Trước đây, khi đau ốm, bà con thường tìm đến thầy bói, thầy cúng hoặc dùng các bài thuốc dân gian. Nhưng nay, nhờ công tác tuyên truyền, người dân đã có nhận thức đúng đắn hơn, ngay khi ốm đau họ đến trạm y tế và bệnh viện để khám, điều trị,” anh chia sẻ.

potal-nguoi-y-sy-truyen-lua-y-thuc-y-te-cong-dong-noi-vung-bien-dak-lak-7864152.jpg
Y sỹ Y Bun Toản Niê, cán bộ Trạm Y tế xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) thăm, khám cho bệnh nhân. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Trạm Y tế Krông Na hoạt động trên địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, đường sá đi lại khó khăn. Nằm cách trung tâm huyện Buôn Đôn gần 40 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70 km, xã Krông Na có 14 dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận y tế không dễ dàng. Nhưng bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, y sỹ Y Bun Toản Niê luôn sẵn sàng lên đường khi có bệnh nhân cần giúp đỡ.

Thời điểm COVID-19 bùng phát mạnh, anh gần như không có ngày nghỉ. Anh không quản ngại khó khăn, đến từng nhà bệnh nhân lấy mẫu, theo dõi tình trạng cách ly và hỗ trợ điều trị. Hầu như ca bệnh nào anh cũng trực tiếp điều tra, xác minh. Có những hôm thức trắng đêm, sáng hôm sau lại tiếp tục xuống địa bàn lấy mẫu, hướng dẫn bà con cách ly. Những ngày cao điểm, anh cùng đồng nghiệp bám sát từng thôn, buôn, không quản ngại nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đoạn đường vào buôn Đrăng Phốc khoảng 25 km trước đây là đường đất, mùa mưa trơn trượt, mùa khô bụi mù, khiến việc tiếp cận người dân không dễ dàng. Vì thế, cán bộ y tế phải chủ động đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, phát màn chống muỗi, hướng dẫn cách phòng bệnh. Anh cũng phối hợp chặt chẽ với đội ngũ y tế thôn, buôn tạo thành những “cánh tay nối dài” của trạm y tế xã. Nhờ sự chủ động này, hai năm qua, xã Krông Na không ghi nhận ca mắc sốt rét nào, giúp địa phương từng bước loại trừ căn bệnh nguy hiểm này.

Bền bỉ trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh

Dù chỉ có trình độ trung cấp y sỹ, nhưng với lòng yêu nghề, Y Bun Toản Niê luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao hiệu quả công tác. “Có những ngôn ngữ dân tộc tôi chỉ nghe được mà không nói được, nhưng tôi luôn tìm cách khắc phục, nhờ bà con trong buôn hỗ trợ. Tôi tin rằng nếu mình có tâm huyết, mọi khó khăn đều có thể vượt qua”, anh chia sẻ.

Tận tụy với công việc, gần gũi với nhân dân, Y Bun Toản Niê đã nhận được sự tin yêu của đồng bào các dân tộc. Ông Y Tê Bkrông, Bí thư Chi bộ buôn Đrăng Phốc đánh giá, y sỹ Y Bun Toản Niê rất nhiệt tình, luôn có mặt kịp thời khi bà con cần. Nhờ thông thạo tiếng địa phương, anh dễ dàng tuyên truyền, giúp bà con hiểu rõ cách phòng bệnh. Buôn Đrăng Phốc có 145 hộ dân, gồm 8 dân tộc thiểu số như M’nông, Ê Đê, Gia Rai..., đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Dẫu vậy, nhờ sự tận tâm, gần gũi của Y Bun Toản Niê, nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người dân từng bước được cải thiện.

potal-nguoi-y-sy-truyen-lua-y-thuc-y-te-cong-dong-noi-vung-bien-dak-lak-7864144.jpg
Anh Y Bun Toản Niê, cán bộ Trạm Y tế xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao hiệu quả công tác. Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Bà Hồ Thị Tuyết Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn nhận xét, y sỹ Y Bun Toản Niê không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ phòng, chống sốt rét mà còn tích cực trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Công tác tại xã Krông Na, anh hiểu được khó khăn nơi vùng biên nên rất nhiệt tình tham gia, tuyên truyền cách phòng, chống dịch để bà con hiểu biết được. Nhờ có những cán bộ tận tâm như anh, nhận thức của người dân ngày càng nâng cao, giúp kiểm soát tốt các dịch bệnh nguy hiểm.

Niềm vui lớn nhất của Y Bun Toản Niê chính là khi thấy người dân khỏe mạnh, khi những ca bệnh nguy hiểm được phát hiện và xử lý kịp thời. Anh vẫn đang tiếp tục hành trình của mình - một hành trình không chỉ chữa bệnh, còn lan tỏa ý thức chăm sóc sức khỏe đến từng người dân nơi vùng biên giới xa xôi này.

Bằng sự tận tâm và trách nhiệm, y sỹ Y Bun Toản Niê đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng tại xã Krông Na. Anh là minh chứng cho hình ảnh những cán bộ y tế cơ sở hết lòng vì nhân dân, âm thầm nhưng bền bỉ trên tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh, vì một cộng đồng khỏe mạnh, bình yên.

Nguyên Dung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lưới thu nhập gấp từ 4-5 lần

Chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa lưới thu nhập gấp từ 4-5 lần

Từ những mảnh ruộng từng trồng lúa, rau màu kém hiệu quả, nhiều nông dân trên quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng, xã Mỹ Hòa Hưng, tỉnh An Giang đang mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính. Không chỉ tạo thu nhập gấp 4-5 lần so với trước, mô hình còn giúp người dân ổn định cuộc sống, từng bước làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Tuổi trẻ góp sức đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tuổi trẻ góp sức đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Trong những ngày tháng rực lửa của mùa hè tình nguyện, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên trên 31 xã nơi tuyến đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đi qua đã và đang thể hiện rõ tinh thần xung kích, trách nhiệm công dân bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Họ không chỉ là những người đồng hành cùng người dân giữa vùng núi cao hay đồng bằng trung du, mà còn là lực lượng góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ một trong những công trình năng lượng trọng điểm quốc gia.

Gần dân để hiểu dân, vận hành hiệu quả chính quyền địa phương 2 cấp

Gần dân để hiểu dân, vận hành hiệu quả chính quyền địa phương 2 cấp

Xã Thuận Mỹ, tỉnh Tây Ninh, được sáp nhập từ ba xã: Thanh Phú Long, Thanh Vĩnh Đông và Thuận Mỹ (thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũ). Sau 10 ngày vận hành, chính quyền xã mới Thuận Mỹ được sự đồng tình cao của người dân, bởi họ thấy được sự thuận tiện, gần gũi với cán bộ, công chức. Đặc biệt, ở đây, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Khải luôn gần dân, sát dân nhất để bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp vận hành theo đúng định hướng đề ra.

Thiếu tá Hồ Thị Thúy An 'thắp lửa' yêu thương nơi biên giới

Thiếu tá Hồ Thị Thúy An 'thắp lửa' yêu thương nơi biên giới

Trong môi trường quân đội đầy thử thách và nghiêm khắc, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Hồ Thị Thúy An (sinh năm 1987, công tác tại Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị) được ví như “bông hồng xanh” ngát hương thơm.

Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai

Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai

Chàng trai dân tộc Nùng Hoàng Văn Cảnh được nhiều người biết đến khi áp dụng thành công giải pháp “Xây dựng hệ thống bản đồ quản lý rừng bền vững tại Công ty Cao su Lộc Ninh” và xây dựng, triển khai thành công mô hình “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong công tác Đoàn”.

Đổi thay từ đất đồi kém hiệu quả đến vườn Thanh Long tiền triệu

Đổi thay từ đất đồi kém hiệu quả đến vườn Thanh Long tiền triệu

Từ vùng đất đồi khô cằn, ông Thèn Văn Sồ, dân tộc Mông, (thôn Lũng Buông, xã Thuận Hòa, tỉnh Tuyên Quang) đã mạnh dạn cải tạo để trồng Thanh Long ruột đỏ. Sau 8 năm bền bỉ, mô hình hiện đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ông thoát nghèo, vươn lên khá giả, trở thành tấm gương vượt khó làm giàu ở địa phương.

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Với khát khao làm nông nghiệp sạch và mong muốn thay đổi cách làm kinh tế nông thôn, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong lựa chọn giống nho Hạ Đen để khởi nghiệp. Sau ba năm kiên trì học hỏi và áp dụng kỹ thuật hiện đại, chị đã biến mảnh đất quê hương thành vườn nho trĩu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Thanh niên gắn lập thân, lập nghiệp với trách nhiệm vì cộng đồng

Không phải là người con Bình Định nhưng anh Nguyễn Văn Hưng (sinh năm 1985, trú thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã viết nên câu chuyện thật đẹp tại vùng đất mình lập nghiệp với những hành động thiện nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Mới đây, anh vinh dự được tuyên dương gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” giai đoạn 2023 - 2025.

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam: Cần mẫn gieo mầm xanh nơi gió cát

Sau hơn 10 năm miệt mài trồng rừng với tất cả công sức và tâm huyết, nhà báo Nguyễn Tâm Phùng (Phóng viên báo Nông nghiệp và Môi trường), quê ở thôn Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã phủ xanh những vạt cát trắng bỏng rát ven biển. Thành quả ấy khiến người dân địa phương không khỏi cảm phục.

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Câu lạc bộ nông dân tỷ phú - hạt nhân tri thức hóa nông nghiệp Hậu Giang

Với bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các thành viên Câu lạc bộ nông dân tỷ phú tỉnh Hậu Giang đang trở thành hạt nhân thúc đẩy quá trình “tri thức hóa nông dân”, góp phần xây dựng lực lượng nông dân chuyên nghiệp, có tay nghề cao, lan tỏa phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn.

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Từ bản nhỏ đến giảng đường lớn: Những giấc mơ không ngủ quên

Không có con đường đến giảng đường nào là dễ dàng, đặc biệt với những cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sâu, vùng xa, những nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng đâu đó có những cô gái nhỏ đang nỗ lực thắp lên niềm tin, hy vọng theo đuổi tri thức, thay đổi tương lai trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Những cán bộ hội tâm huyết vì phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại những bản làng vùng cao, nơi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, định kiến giới vẫn bám rễ trong đời sống cộng đồng, có những người phụ nữ, những cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ luôn thầm lặng, tận tụy vì phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số.

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Nhiều sáng kiến thiết thực cải thiện năng suất, giảm rủi ro hệ thống điện

Với vai trò kỹ sư vận hành hệ thống điện, anh Phạm Quốc Tiến, kỹ sư SCADA, phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tuyên Quang ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển các quy trình công nghiệp phức tạp tại công ty, anh còn thường xuyên đưa ra nhiều sáng kiến nâng cao hiệu quả, cải thiện năng suất, cung cấp điện và giảm thiểu rủi ro của hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Biểu dương cán bộ mặt trận và người có uy tín tiêu biểu

Ngày 6/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương các cán bộ mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2020-2025 và người có uy tín tiêu biểu trong các tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Lan tỏa yêu thương, gieo mầm hạnh phúc ở vùng cực Bắc

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc Công an tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần chia sẻ khó khăn, mang đến niềm vui cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Ngày 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương 100 đại biểu là đồng bào có uy tín tiêu biểu của dân tộc Mông, Giáy, Hà Nhì, Bố Y, Nùng, Phù Lá, La Chí, Thu Lao tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai năm 2025.

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Tuyên dương gương sáng công nhân làm theo Bác

Sáng 30/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị biểu dương gương sáng công nhân học tập và làm theo Bác, tôn vinh lao động giỏi - lao động sáng tạo. Đây là hoạt động ý nghĩa trong chuỗi các sự kiện, hoạt động tổ chức Tháng Công nhân năm 2025 của tỉnh.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Người truyền cảm hứng 'làm giàu' cho bà con dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những tấm gương tiêu biểu là ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám. Ông không chỉ là điển hình trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mà còn là người truyền cảm hứng cho nhiều bà con dân tộc thiểu số trong khu vực.

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Tấm lòng nhân ái thắp lửa yêu thương

Là người con miền đất quế Văn Yên, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân, ông Đặng Bá Văn, thôn Trái Hút, xã An Bình, huyện Văn Yên (Yên Bái) luôn muốn góp sức giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống. Với tấm lòng nhân ái và tinh thần nhiệt huyết, ông Văn có nhiều đóng góp cho hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Đảng viên trẻ vùng cao Điện Biên thực hiện lời Bác dạy

Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát vọng lập thân, lập nghiệp, nhiều đảng viên trẻ ở vùng cao Điện Biên, đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ còn là những tấm gương tiêu biểu luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “đâu khó có thanh niên” để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Yên Bái tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc

Tối 16/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ tuyên dương 218 học sinh và giáo viên có thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025, nhằm thể hiện sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp phát triển giáo dục; đồng thời, ghi nhận, động viên, khích lệ những nỗ lực, phấn đấu và thành tích đạt được của đội ngũ giáo viên, học sinh.