Kỹ thuật nuôi bò sinh sản và bê lai

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản và bê lai
1. Cách chọn giống bò cái sinh sản

Ngoại hình:

Dáng phải nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, thân hình có sự hài hòa giữa các phần đầu và cổ, thân và vai.

Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng phải đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.

Phần ngực sâu, rộng. Xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không bị sệ, bốn chân bò thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, lưng ít dốc.

Bầu vú phát triển đều về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, tĩnh mạch ở vú nổi rõ, phân thành nhánh ngoằn nghoèo.

Chọn bò cái sinh sản:

Giống bò tốt phải có khả năng đẻ sớm và khoảng cách giữa 2 lứa để ngắn.

Bò động dục vào lần đầu tiên khoảng từ 18 – 21 tháng tuổi, thời gian từ 27 – 30 tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu.

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn, thời gian từ 12 – 14 tháng đẻ 1 con bê con.
 
Nuôi bò sinh sản và bê lai. Ảnh: giongcaytrongeakmat.com
Nuôi bò sinh sản và bê lai. Ảnh: giongcaytrongeakmat.com

2. Phối giống cho bò

Phát hiện động dục và phối giống

Để bò cái khi phối giống khả năng thụ tinh cao, phát kịp đúng lúc kịp thời bò cái động dục. Thông thường bò cái động dục thường có biểu hiện: bò kêu rống, đi lại dáng bồn chồn, phá chuồng, kém ăn hoặc bỏ ăn, hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, có màu đỏ hồng, niêm dịch từ âm hộ chảy ra như nhựa chuối.

Phối giống cho bò gồm có 2 phương pháp

Thụ tinh nhân tạo: Có thể dùng tinh cọng rạ đông lạnh và dụng cụ để dẫn tinh viên phối giống nhân tạo vào bò cái. Kết quả của thụ tinh nhân tạo là bê lai đẻ ra do thụ tinh nhân tạo sẽ đẹp và to hơn so với cách thức thông thường là sử dụng bò đực cho phối giống trực tiếp.

Dùng bò đực các giống Zebu giống thuần hoặc lai cho nhảy trực tiếp: ở những vùng sâu, vùng xa hầu như chưa có điều kiện để phối giống nhân tạo. Để phối giống hiệu quả nhất nên lựa chọn bò đực giống lai F2 có ¾ máu của 1 trong số những giống bò Red Sindhi, Sahiwal, Brahman.
 
Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò. Ảnh: giongcaytrongeakmat.com
Phương pháp thụ tinh nhân tạo cho bò.
Ảnh: giongcaytrongeakmat.com 

Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê

Chăm sóc bò chửa: Thời gian này bò cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày nên ăn khoảng 30–35 kg cỏ tươi, 2 kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh (như ngô, cám…), 25–30 gr bột xương. Không bắt bò làm những công việc nặng như: cày bừa, kéo xe,… Tránh việc xua đuổi mạnh đối với bò đang mang chửa tháng thứ 3, tháng thứ 7, tháng thứ 8 và thứ 9.

Đỡ đẻ cho bò: Với những trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) thì bà con không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái bằng cách dùng tay kéo nhẹ thai ra. Cắt dây rốn dài khoảng 10–12 cm (không cần buộc dây rốn) và sát trùng bằng loại cồn lốt 5%.

Vệ sinh sạch sẽ cho bò và bê như lau rớt rãi trong mũi mồm bê, tự để bò tự liếm bê con. Nên bóc móng để bê con đỡ bị trơn trượt khi mới bắt đầu tập đi. Vệ sinh sạch phần thần sau và bầu vú của bò mẹ, bổ sung thêm nước uống có pha thêm ít muối cho bò, có thể cho ăn thêm cám và nước ấm. Đối với những trường hợp bò khó để cần phải gọi cán bộ thú y để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
 
Hỗ trợ đỡ đẻ đối với những trường hợp bò khó đẻ. Ảnh: giongcaytrongeakmat.com
Hỗ trợ đỡ đẻ đối với những trường hợp bò khó đẻ.
Ảnh: giongcaytrongeakmat.com

Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con

Đối với bò mẹ: 

Thời gian đầu khoảng 15–20 ngày đầu sau khi bò để cần cho bò ăn cháo (1–1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày) và khoảng 25–30 gr muối ăn, 30–40 gr bột xương và phải có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.

Vào những ngày tiếp theo, trong suốt khoảng thời gian nuôi con, một ngày cần phải cung cấp cho bò mẹ ăn khoảng 30kg cỏ tươi, 2–3kg rơm ủ, 1–2kg cám hoặc có thể dùng thức ăn hỗn hợp để bò mẹ hồi phục sức khỏe, nhanh động dục lần tiếp theo để phối giống.

Đối với bê con:

Thời gian 30 ngày tuổi đầu bê được nuôi tại nhà, cạnh bò mẹ. Lưu ý luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa vào chuồng, chỗ bê con nằm phải sạch sẽ và khô ráo.

Trên 1 tháng tuổi: bê được chăn thả theo bò mẹ ở những bãi cỏ gần chuồng, tập thói quen cho bê ăn thức ăn tinh.

Từ 3–6 tháng tuổi: mỗi ngày cho ăn khoảng 5–10kg cỏ tươi và 0,2kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô, nên để bê cai sữa vào khoảng 6 tháng tuổi.

Từ 6 – 24 tháng tuổi, thực hiện chăn thả là chính, mỗi ngày cho bê ăn thêm khoảng 10 – 20kg cỏ tươi, ngọn mía, cây ngô non. Vào thời điểm thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 – 4kg cỏ khô một ngày.

4. Kỹ thuật ủ rơm với urê

Đặc điểm chính của bộ máy tiêu hóa của trâu, bò, dê có khả năng chuyển hóa đạm vô cơ của urê thành nguồn đạm cho cơ thể, vì vậy nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê để cung cấp đầy đủ nguồn đạm cho cơ thể bò.

Cách ủ: Cho urê, muối, vôi bột hòa tan trong nước rồi sử dụng bình phun tưới đều lên rơm khô theo từng lớp, sau đó ủ rơm trong bao ni-lông hoặc bể gạch, lưu ý phải đậy kín. Sau thời gian 7 ngày là có thể lấy ra cho bò ăn dần. Thông thường tỷ lệ chuẩn là urê 4kg cho 100kg rơm khô.
 
Kỹ thuật ủ rơm làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: giongcaytrongeakmat.com
Kỹ thuật ủ rơm làm thức ăn cho gia súc.
Ảnh: giongcaytrongeakmat.com

5. Phòng bệnh ký sinh trùng cho bò, dê

Ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, muỗi, ghẻ,…)

Dùng 1,25 g Neguvôn + 0,03 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào 1 lít nước rồi lắc cho thuốc tan đều. Lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc đã pha sát lên toàn thân trâu bò.

Giun sán

Thuốc Lêvavét để tẩy giun tròn. Cứ 1 gói 5gr dùng cho 13-20kg trọng lượng hơi của bò, bê.

Thuốc viên Fasinex 900 để tẩy sán lá gan. 1 viên cho 80-100 kg trọng lượng hơi của bò, bê, nhét trực tiếp vào miệng cho bò nuốt.
 
Theo giongcaytrongeakmat.com

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ trồng nhãn chín sớm, trái vụ

Thu nhập cao từ trồng nhãn chín sớm, trái vụ

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ngoan Hậu, xã Chiềng Khương, tỉnh Sơn La đã đầu tư hệ thống tưới nước vảy gốc, áp dụng kỹ thuật vào canh tác, chăm sóc, ghép các giống nhãn chín sớm, trái vụ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đó, giá trị của quả nhãn được nâng lên, có đầu ra ổn định.

OCOP tạo 'cú hích' chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị

OCOP tạo 'cú hích' chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị

Tại tỉnh Vĩnh Long, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo “cú hích” thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị bài bản, ứng dụng công nghệ, truy xuất nguồn gốc và cải tiến bao bì... Từ đó, nhiều đặc sản địa phương vươn tầm thành sản phẩm OCOP 4-5 sao, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Nâng tầm tài nguyên bản địa

Nâng tầm tài nguyên bản địa

Nhiều hợp tác xã tại Quảng Ngãi đã phát triển các sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương, góp phần nâng cao giá trị tài nguyên bản địa, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới.

Nâng tầm thương hiệu hồ tiêu Gia Lai

Nâng tầm thương hiệu hồ tiêu Gia Lai

Sau nhiều năm gặp khó khăn do giá cả bấp bênh và dịch bệnh gây hại cây trồng, người trồng hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai đang bước vào một vụ mùa thắng lợi khi vừa được mùa, vừa được giá. Cùng với đó, các hợp tác xã và doanh nghiệp địa phương cũng đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững, gia tăng giá trị và mở rộng thị trường cho sản phẩm hồ tiêu Gia Lai.

Phong trào 'Bình dân học vụ số' lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên

Phong trào 'Bình dân học vụ số' lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên

Nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít tiếp xúc với công nghệ, tại tỉnh Điện Biên, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai và lan tỏa sâu rộng. Điều này không chỉ giúp người dân vùng cao chủ động tiếp cận và làm chủ công nghệ số, mà còn hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số, góp phần phục vụ hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Biến nông sản ít giá trị thành sản phẩm OCOP

Biến nông sản ít giá trị thành sản phẩm OCOP

Tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nhất là các loại nông sản có giá trị kinh tế thấp, nhiều người dân ở tỉnh An Giang đã đầu tư phát triển ngành nghề sản xuất, chế biến, vừa nâng cao thu nhập gia đình, vừa góp phần tiêu thụ nông sản, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân khu vực nông thôn.

Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã

Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã

Tại tỉnh Cà Mau, chuyển đổi số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã khi góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động; giúp các hợp tác xã nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị. Với tầm quan trọng như vậy, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh các giải pháp để giúp các hợp tác xã thực hiện thành công chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả cao trên vùng phèn trũng

Chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả cao trên vùng phèn trũng

Long Hưng là xã được hợp nhất trên cơ sở 2 xã Long Hưng và Hưng Phú, thuộc thành phố Cần Thơ. Địa bàn xã nằm trên vùng phèn trũng cách trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 40 km. Xã có diện tích gần 80 km2, dân số hơn 33.500 người, là xã thuần nông nên nên điều kiện kinh tế - xã hội, đi lại còn rất nhiều khó khăn, nhất là sau khi hợp nhất.

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Với hơn 1.500 ha đất trồng mắc ca, xã Quảng Trực đã hình thành một vùng chuyên canh với diện tích, sản lượng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Loại cây này cũng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, và góp phần nâng cao độ che phủ rừng tại nơi phên dậu Tổ quốc.

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Trước những biến động của thị trường, giá cả nông sản thiếu ổn định, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã chủ động tìm hướng đi mới: mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng kỹ thuật hiện đại, mở rộng kênh bán hàng trực tuyến. Những giải pháp này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho thành viên, người lao động địa phương.

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Sóc Trăng là địa phương trực tiếp và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hạn hán và nước mặn xâm nhập) đến sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng kế hoạch cơ cấu mùa vụ sản xuất trong năm đối với từng địa phương, đem lại hiệu quả cho nhiều hộ nông dân.

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Sau nhiều năm cố gắng, nỗ lực với nghề nuôi cá tầm, ông Giàng A Hồ ở bản Xím Vàng, xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên trở thành hộ khá. Ông trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế gia đình của cộng đồng các dân tộc vùng cao nơi còn rất nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Để thiết lập chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm để gia tăng giá trị cho nông sản địa phương, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản quy mô lớn; đồng thời thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến.

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Chuối xiêm là cây trồng chủ lực tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng hơn 20 năm qua. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc chuối của tỉnh Kiên Giang. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá chuối xiêm ở huyện U Minh Thượng duy trì ở mức cao mang lại niềm vui và nguồn thu nhập khá cho người dân.

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Nhằm chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn canh tác khó khăn, các huyện vùng ngập lũ và vùng Đồng Tháp Mười phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy đã chuyển trên 15.800 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp, bị ảnh hưởng lũ lụt hàng năm trước đây sang trồng mít Thái chuyên canh phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 30% dân số là đồng bào Khmer. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em vùng dân tộc thiểu số được quan tâm triển khai thực hiện. Trong dịp Hè năm 2025, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp trẻ em có điều kiện vui chơi, nâng cao kỹ năng sống.

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối của tỉnh Gia Lai đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông… Điều này khẳng định chất lượng và vị thế ngày càng cao của nông sản Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để giữ vững và phát huy thành quả này, các doanh nghiệp trồng cây ăn quả, đặc biệt là chuối cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch và bảo quản.

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai và nâng cao khả năng xử lý sự cố trên lưới điện, Công ty Điện lực Đắk Nông vừa tổ chức diễn tập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025. Cùng với đó, Công ty cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực ứng phó trước các tình huống bất ngờ do thiên tai gây ra.

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Ngày 21/5, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường khẳng định, chuyển đổi số là cơ hội để tỉnh bứt phá vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố phát triển trong cả nước.