Kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao

Kỹ thuật trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao
Để trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao chúng ta phải tìm hiểu học hỏi kĩ thuật và kinh nghiệm của rất nhiều người, vì mỗi người trồng nấm đều có phương pháp , cách thức nuôi trồng khác nhau tùy theo về kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Vườn nấm linh chi trồng. Ảnh: thanhhoaquatestcert.gov.vn
Vườn nấm linh chi trồng. Ảnh: thanhhoaquatestcert.gov.vn

Thực tế muốn trồng nấm linh chi đỏ không dễ và cũng không quá khó ,đã có rất nhiều người nuôi trồng thành công và trở thành tỷ phú và một số thất bại nặng nề do thiếu kiến thức kĩ thuật nuôi trồng, kinh nghiệm và chưa tự xây dựng nuôi trồng theo qui trình, đa số còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà sản xuất phôi giống, một phần rủi ro do phôi giống kém chất lượng,môi trường bị nhiễm bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây nấm làm cho năng xuất bị sụt giảm.

Với một số kiến thức về kĩ thuật và kinh nghiệm nuôi trồng nấm linh chi đỏ trại nấm linh chi Tiên Thảo chúng tôi sẽ hướng dẫn và chia sẻ các kĩ thuật trồng nấm linh chi đỏ đạt năng xuất cao.

1. Thời vụ nuôi trồng:

Thời vụ nuôi trồng nấm phát triển tốt bắt đầu cấy giống và nuôi trồng từ tháng 1 đến tháng 10, vì sau tháng 10 lượng mưa nhiều ,độ ẩm cao dẩn đến nấm dễ bị nhiễm bệnh và phát triển không đồng đều, đa số người trồng thường ngưng trồng trong khoảng thời gian này cho đến sau tết .

Nếu ai đã từng có kinh nghiêm và kĩ thuật trồng nấm linh chi đỏ đạt năng suất cao thì vẫn có thể nuôi trồng vào khoảng thời gian từ tháng 10 trở đi.

Có thể trồng nấm linh chi 1 năm từ 3/đến 4 vụ trong 1 năm tùy theo từng chủng loại giống có thời gian nuôi trồng 3 đến 4 tháng.Có loại nuôi trồng 6 tháng nhưng đa số ở Việt Nam hiện nay chủ yếu trồng nấm linh chi đỏ thời gian từ 3 đến 4 tháng kể từ ngày cấy giống.

2. Nguyên liệu

Nấm linh chi đỏ sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm không có chứa tinh dầu độc tố như mùn cưa gỗ cao su,gỗ mít , bã mía , hoặc một số cây thuốc họ thân thảo, nhưng đa số ở Việt Nam chúng ta đều sử dụng nguyên liệu dồi dào không hạn chế  mùn cưa cao su, bã mía.

Ngoài ra bổ sung thêm nhiều phụ gia ,phối trộn thêm nhiều chất dinh dưỡng .vi khoáng chất tự nhiên như; bột cám, bột ngô,MgSO4,vôi, CaCO3, sử dụng nguồn nước phải sạch (nước sinh hoạt)

Phối trộn nguyên liệu đồng nhất để chuẩn bị khâu ủ mạt cưa, ủ mạt cưa để lên men tỏa nhiệt làm phân giải chất sơ và bay hơi các tinh dầu có trong mạt cưa giúp nguyên liệu có điều kiện thấm nước, các vi khuẩn phân hủy làm diệt bớt mầm bệnh gây nhiễm bệnh có trong nguyên liệu.

Nên sàn lượt các tạp chất trong mạt cưa để dễ hấp thu nước và tránh bị rách bịch. Kiểm tra độ ẩm mạt cưa theo kinh nghiệm cho thấy nguyên liệu thiếu nước sẽ tốt hơn nguyên liệu dư nước sẽ gây yếm khí làm chết tơ nấm.

Ủ phôi nấm nhanh trong vòng 6 giờ trở lên,không nên ủ thời gian quá 30 ngày.

Mục đích đóng bịch là không làm cho tơ chất bị đứt ,bị nhiễm bệnh do môi trường và khi di chuyển.Ảnh : thanhhoaquatestcert.gov.vn
Mục đích đóng bịch là không làm cho tơ chất bị đứt ,bị nhiễm bệnh do môi trường và khi di chuyển.Ảnh : thanhhoaquatestcert.gov.vn

3. Đóng bịch

Yêu cầu đóng bịch phải thật chặt tay, không để lỏng sau cho khối lượng túi từ 1,2kg đến 1,5 kg, trọng lượng phôi nấm phải đủ không nên quá dư hoặc quá thiếu. Mục đích đóng bịch là không làm cho tơ chất bị đứt ,bị nhiễm bệnh do môi trường và khi di chuyển.

Dùng que soi nấm để tạo lỗ nông tiện khi cấy giống tránh làm cho tơ nấm bị va chạm.

Sử dụng túi nilong có kích cỡ 19 đến 20 đóng mạt cưa xong tiến hành làm cổ, dùng nút nhựa làm cổ sau đó nhét bông gòn vào miệng bịch không cho thấm sau đó đem liền đi hấp thanh trùng.

4. Phương pháp thanh trùng

Kĩ thuật hấp thanh trùng rất quan trọng tiêu diệt toàn bộ  các vi sinh vật có trong nguyên liệu .Dùng phương pháp hấp cách thủy nhiệt độ 100 độ C thời gian hấp thanh trùng trong vòng 12 tiếng. Qúa trình hấp thanh trùng thì nồi hấp phải  đủ hơi nước , đạt nhiệt độ cần thiết.

Ngoài ra có thể hấp thanh trùng nhanh 90 phút đến 120 phút  bằng nồi áp suất Autoclave, hấp ở nhiệt độ 119-126 độ C (áp suất đạt 1,2đến 1,5 at).

Sau khi hấp giảm nhiệt độ 50 độ C rồi mới cho bịch phôi giống ra khỏi lò để tránh nhiệt độ cao dễ gây cháy bịch.

Tủ hấp thanh trùng thì nồi hấp phải đủ hơi nước, đạt nhiệt độ cần thiết. Ảnh: thanhhoaquatestcert.gov.vn
Tủ hấp thanh trùng thì nồi hấp phải  đủ hơi nước, đạt nhiệt độ cần thiết. Ảnh: thanhhoaquatestcert.gov.vn

5. Cấy giống

Một số kĩ thuật nuôi trồng nấm linh chi đỏ đạt năng xuất cao quan trọng nhất là khâu phân lập giống phải thường xuyên nếu không giống nấm sẽ bị thoái hóa ,dễ nhiễm bệnh, sụt giảm năng xuất.

Chuẩn bị: khử trùng tất cả từ phòng cấy giống và các dụng cụ để cấy giống, phòng cấy giống phải chắn gió, không quá kín, bịch phôi giống sau khi hấp để nguội là cấy ngay

Dụng cụ cấy giống: chai giống, que kẹp , đèn cồn,bàn cấy, cồn sát trùng tất cả phải thanh trùng để nguội.

Cần lưu ý khi cấy giống;

Giống cấy phải đúng độ tuổi , khi cấy không nên đưa kẹp đèn cồn vào lửa quá lâu để đốt.

Trong quá trình cấy chai cấy giống luôn để nằm ngang, tốt nhất nên sử dụng tủ cấy sẽ hạn chế bớt mầm bệnh từ không khí, khi nói chuyện, hơi thở.

Cấy giống có thể thực hiện theo 2 phương pháp sau đây :

Phương pháp 1: cấy giống linh chi trên que gỗ , cần tạo lỗ bịch phôi giống có đường kính 1,8-2 cm sâu 15-17 cm, lúc cấy cần đặt bịch  nguyên liệu gần đèn cồn , gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.

Phương pháp 2: cấy giống linh chi  trên hạt, dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt bịch nguyên liệu tránh dập nát giống, cho khoảng 10- 15 gam giống cho vào bịch nguyên liệu , cứ mỗi bịch meo giống cấy được 40 -50 bịch nguyên liệu.

Sau khi cấy giống đậy nút bông lại vận chuyển đến nhà ủ nấm, luôn vệ sinh sạch sẽ phòng ủ nấm.

Trồng nấm linh chi đỏ theo phương pháp phủ đất. Ảnh: thanhhoaquatestcert.gov.vn
Trồng nấm linh chi đỏ theo phương pháp phủ đất. 
Ảnh: thanhhoaquatestcert.gov.vn

6. Giai đoạn nuôi ủ tơ

Yêu cầu nhà nuôi ủ tơ phải sạch sẽ thông thoáng để cung cấp oxy cho nấm giảm nhiệt độ,giảm độ ấm và tránh nấm mốc phát triển.

Độ ẩm nhà ủ phôi giống khoảng 75%_ 85% nhiệt độ từ 2o độ C đến 30 độ C. Tránh ánh nắng chiếu sáng , điều chỉnh ánh sáng yếu  nhưng không quá tối ,nhà ủ phôi giống không bị mưa dột, không để chung với nấm khô hoặc phôi nấm đang trồng, nên để một nhà ủ riêng biệt. Nhà ủ tơ phải vệ sinh xịt thuốc diệt côn trùng và rắc vôi.

Đặt phôi nấm lên kệ đặt hoặc kệ treo , thời gian ủ phôi nấm không tưới nước, tránh di chuyển,thường xuyên kiểm tra xem nấm bị mốc hay nhiễm bệnh thì loại bỏ khỏi nhà ủ.

Theo dõi quá trình lan tơ nấm đến sợi nấm 1/2 đến 1/3 là tơ nấm bắt đầu hình thành quả thể, tháo bớt một ít lớp bông ở cổ bịch phôi giống để nấm mọc ra không bị kẹt, sau đó ủ đến khi tơ nấm phủ đều bịch sau khoảng 2 ngày mới tưới nước duy trì nhiệt độ 28 độ C , độ ẩm  90% .

Theo kinh nghiệm thời gian ủ phôi giống ngắn mà tơ trắng phát triển nhanh thường không đạt năng xuất cao.

7. Giai đoạn chăm sóc và thu hái.

Chuẩn bị nhà trồng nấm phải đạt những điều kiện sau:

Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng,đủ ánh sáng, tạo ánh sáng khuyết tán đều mọi phía giúp nấm phát triển đều.

Nhà trồng nấm  phải kín, chống gió lùa đừng để ngộp,mái chống mưa dột , bọc lưới tránh nắng xunh quanh ,nhà phải chắc để chủ động trước mọi thời tiết,cần giữ ẩm nhưng phải thông thoáng để việc hô hấp của nấm tốt tránh nhiễm bệnh.

Luôn đảm bảo nhiệt độ  cho nấm phát triển tốt từ 22 độ C đến 28 độ C, độ ẩm không khí .

Sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh quanh khu vực trồng nấm sạch sẽ làm cho nấm tránh bị nhiễm bệnh.

Quá trình chăm sóc và thu hái thường áp dụng theo 2 phương pháp sau:

Phương pháp phủ đất:

Quan sát thấy sợi nấm phát triển khoảng 3/4 bịch gỡ bỏ lớp bông mở miện túi , phủ lên bề mặt 1 lớp đất mỏng khoảng 3cm.

Sau khi phủ đất  nấm linh đỏ cần phải chăm sóc cẩn thận, tưới phun sương để cho đất ẩm, không nên tưới nhiều nước làm đất bị đọng nước dễ gây nhiễm bệnh. Kể từ lúc phủ đất khoảng 7_10 ngày đầu cần điều chỉnh độ ẩm đạt 75% đến 90% , mỗi ngày thường xuyên tưới nước lên nền đất

Cần duy trì độ ẩm từ lúc quả thể nấm linh chi đỏ bắt đầu nhô lên khỏi lớp đất phủ cho đến thời kỳ thu hái. Mỗi ngày tưới phun sương nhẹ khoảng 3 đến 4 lần tùy theo điều kiện thời tiết, việc chăm sóc  kéo dài đến thời điểm tai nấm bắt đầu sản sinh bào tử thì ngưng tưới phun sương khoảng 10 ngày trước khi thu hái.

Phương pháp phủ đất giúp nấm phát triển rất tốt tuy nhiên rất chiếm diện tích và dễ gây nhiễm bệnh hơn nhiều,vì bịch phôi giống tiếp xúc trực tiếp với đất, nếu xử lý đất không kĩ vẫn còn nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Hầu hết các trang trại nuôi trồng nấm linh chi đỏ ở Việt Nam không chọn nuôi trồng theo phương pháp phủ đất . Thời gian nuôi trồng tính từ ngày cấy phôi nấm khoảng 70 đến 90 ngày tùy theo từng chủng giống có thời gian nuôi trồng khác nhau.
Trồng nấm không ủ đất.Ảnh : thanhhoaquatestcert.gov.vn
Trồng nấm không ủ đất.Ảnh : thanhhoaquatestcert.gov.vn

Phương pháp không ủ đất

Khoảng thời gian 25_ 30 ngày khi thấy sợi nấm ăn hết 3/4 bịch giống thì tiến hành rạch túi và tưới nước , từ 7-10 ngày thường xuyên tưới nước trên nền nhà để duy trì độ ẩm từ 80%- 90% đạt được độ thông thoáng nhất định.

Đa số các trang trại nấm linh chi đỏ tại Việt Nam thường áp dụng nuôi trồng theo phương pháp này, phương pháp này tiết kiệm được diện tích nuôi trồng có thể đặt phôi nấm theo dạng dây treo, hoặc đặt trên sàn nhà, nấm phát triển tốt nhất khi đặt bịch phôi giống trên kệ chữ A.

Thời kỳ thu hái khi nấm bắt đầu sản sinh bào tử nấm khoảng hơn 10 ngày sau đó thì thu hài, khi nấm vừa sản sinh lớp bào tử thì ngưng tưới khoảng 10 ngày,

Dùng cao cắt phần thân tai nấm sát gốc và  sát khuẩn bằng vôi sau đó tiếp tục nuôi trồng thêm 1 đợt cách chăm sóc như lúc ban đầu, tỉ lệ năng xuất đợt 2 sẽ thấp hơn đợt

Cứ 3 kg nấm linh chi đỏ tươi sau khi phơi thì sẽ thu được 1 kg khô, cứ 1000 bịch phôi giống sau khi phơi khô cho khoảng 16 đến 20 kg tùy theo chất lượng phôi giống.

Khi kết thúc nuôi trồng cần phải xử lý  và thanh trùng nhà trại bằng fooc môn nồng độ 1%.

Thời gian xây dựng trại và nuôi trồng khoảng 1 đến 3 năm môi trường xung quanh trại bị nhiễm bệnh , ô nhiễm gây bệnh cho nấm,tỉ lệ năng xuất không cao cần  phải di dời và thay đổi đia điểm nuôi trồng một nơi mới.

Sau khi thu hái nấm sẽ được phơi khô hoặc sấy khô:

Nếu điều kiện thời tiết mưa nhiều thì phải dùng lò sấy nấm ở nhiệt độ 35 độ C đến 400 độ C trong thời gian 1-4 tiếng khi nào thấy tai nấm khô cứng là đã sấy xong.

Tốt nhất nên phơi khô nấm linh chi đỏ  dưới ánh nắng tự nhiên khoảng 2 đến 3 ngày nắng ,chú ý nên phơi thật khô để khi bảo quản tránh bị ẩm mốc, thời gian bảo quản lâu hơn.

8. Đóng gói sản phẩm

Sau khi phơi khô nấm linh chi đỏ được xử lý vi sinh , các vi khuẩn trước khi được đóng gói.

Thời gian  bảo quản từ 1 -2 năm nếu đóng gói bằng túi ép chân không, quá  trình dùng nấm linh chi đỏ phải dùng tay thật khô để lấy nấm sau đó đậy kín bịch  không để cho không khí ẩm tràn vào.
 Theo thanhhoaquatestcert.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ trồng nhãn chín sớm, trái vụ

Thu nhập cao từ trồng nhãn chín sớm, trái vụ

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ngoan Hậu, xã Chiềng Khương, tỉnh Sơn La đã đầu tư hệ thống tưới nước vảy gốc, áp dụng kỹ thuật vào canh tác, chăm sóc, ghép các giống nhãn chín sớm, trái vụ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đó, giá trị của quả nhãn được nâng lên, có đầu ra ổn định.

OCOP tạo 'cú hích' chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị

OCOP tạo 'cú hích' chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị

Tại tỉnh Vĩnh Long, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo “cú hích” thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị bài bản, ứng dụng công nghệ, truy xuất nguồn gốc và cải tiến bao bì... Từ đó, nhiều đặc sản địa phương vươn tầm thành sản phẩm OCOP 4-5 sao, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Nâng tầm tài nguyên bản địa

Nâng tầm tài nguyên bản địa

Nhiều hợp tác xã tại Quảng Ngãi đã phát triển các sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương, góp phần nâng cao giá trị tài nguyên bản địa, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới.

Nâng tầm thương hiệu hồ tiêu Gia Lai

Nâng tầm thương hiệu hồ tiêu Gia Lai

Sau nhiều năm gặp khó khăn do giá cả bấp bênh và dịch bệnh gây hại cây trồng, người trồng hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai đang bước vào một vụ mùa thắng lợi khi vừa được mùa, vừa được giá. Cùng với đó, các hợp tác xã và doanh nghiệp địa phương cũng đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững, gia tăng giá trị và mở rộng thị trường cho sản phẩm hồ tiêu Gia Lai.

Phong trào 'Bình dân học vụ số' lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên

Phong trào 'Bình dân học vụ số' lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên

Nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít tiếp xúc với công nghệ, tại tỉnh Điện Biên, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai và lan tỏa sâu rộng. Điều này không chỉ giúp người dân vùng cao chủ động tiếp cận và làm chủ công nghệ số, mà còn hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số, góp phần phục vụ hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Biến nông sản ít giá trị thành sản phẩm OCOP

Biến nông sản ít giá trị thành sản phẩm OCOP

Tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nhất là các loại nông sản có giá trị kinh tế thấp, nhiều người dân ở tỉnh An Giang đã đầu tư phát triển ngành nghề sản xuất, chế biến, vừa nâng cao thu nhập gia đình, vừa góp phần tiêu thụ nông sản, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân khu vực nông thôn.

Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã

Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã

Tại tỉnh Cà Mau, chuyển đổi số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã khi góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động; giúp các hợp tác xã nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị. Với tầm quan trọng như vậy, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh các giải pháp để giúp các hợp tác xã thực hiện thành công chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả cao trên vùng phèn trũng

Chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả cao trên vùng phèn trũng

Long Hưng là xã được hợp nhất trên cơ sở 2 xã Long Hưng và Hưng Phú, thuộc thành phố Cần Thơ. Địa bàn xã nằm trên vùng phèn trũng cách trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 40 km. Xã có diện tích gần 80 km2, dân số hơn 33.500 người, là xã thuần nông nên nên điều kiện kinh tế - xã hội, đi lại còn rất nhiều khó khăn, nhất là sau khi hợp nhất.

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Với hơn 1.500 ha đất trồng mắc ca, xã Quảng Trực đã hình thành một vùng chuyên canh với diện tích, sản lượng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Loại cây này cũng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, và góp phần nâng cao độ che phủ rừng tại nơi phên dậu Tổ quốc.

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Trước những biến động của thị trường, giá cả nông sản thiếu ổn định, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã chủ động tìm hướng đi mới: mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng kỹ thuật hiện đại, mở rộng kênh bán hàng trực tuyến. Những giải pháp này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho thành viên, người lao động địa phương.

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Sóc Trăng là địa phương trực tiếp và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hạn hán và nước mặn xâm nhập) đến sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng kế hoạch cơ cấu mùa vụ sản xuất trong năm đối với từng địa phương, đem lại hiệu quả cho nhiều hộ nông dân.

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Sau nhiều năm cố gắng, nỗ lực với nghề nuôi cá tầm, ông Giàng A Hồ ở bản Xím Vàng, xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên trở thành hộ khá. Ông trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế gia đình của cộng đồng các dân tộc vùng cao nơi còn rất nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Để thiết lập chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm để gia tăng giá trị cho nông sản địa phương, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản quy mô lớn; đồng thời thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến.

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Chuối xiêm là cây trồng chủ lực tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng hơn 20 năm qua. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc chuối của tỉnh Kiên Giang. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá chuối xiêm ở huyện U Minh Thượng duy trì ở mức cao mang lại niềm vui và nguồn thu nhập khá cho người dân.

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Nhằm chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn canh tác khó khăn, các huyện vùng ngập lũ và vùng Đồng Tháp Mười phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy đã chuyển trên 15.800 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp, bị ảnh hưởng lũ lụt hàng năm trước đây sang trồng mít Thái chuyên canh phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 30% dân số là đồng bào Khmer. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em vùng dân tộc thiểu số được quan tâm triển khai thực hiện. Trong dịp Hè năm 2025, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp trẻ em có điều kiện vui chơi, nâng cao kỹ năng sống.

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối của tỉnh Gia Lai đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông… Điều này khẳng định chất lượng và vị thế ngày càng cao của nông sản Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để giữ vững và phát huy thành quả này, các doanh nghiệp trồng cây ăn quả, đặc biệt là chuối cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch và bảo quản.

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai và nâng cao khả năng xử lý sự cố trên lưới điện, Công ty Điện lực Đắk Nông vừa tổ chức diễn tập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025. Cùng với đó, Công ty cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực ứng phó trước các tình huống bất ngờ do thiên tai gây ra.

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Ngày 21/5, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường khẳng định, chuyển đổi số là cơ hội để tỉnh bứt phá vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố phát triển trong cả nước.