Đắk Glong nỗ lực thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn

Với việc triển khai đồng bộ các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh gắn với công tác giảm nghèo bền vững, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng và dự kiến sẽ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong năm 2025.

05.jpg
Trung tâm hành chính huyện Đắk Glong nằm ven Quốc lộ 28, cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 35km

Đây là kết quả của việc ưu tiên nguồn lực của trung ương, của tỉnh Đắk Nông cho huyện Đắk Glong, cũng như sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị huyện và khát vọng vươn lên của bản thân mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tổng lực hỗ trợ huyện nghèo

Theo kế hoạch hỗ trợ huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành vào năm 2022, tỉnh sẽ hỗ trợ Đắk Glong giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện Đắk Glong bình quân hằng năm giảm trên 7% (từ gần 40% năm 2021 xuống còn dưới 10% vào cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ hơn 59% xuống còn 35%).

Tỉnh cũng đặt mục tiêu tăng thu nhập bình quân đầu người vào năm 2025 của gần 75.000 nhân khẩu tại huyện Đắk Glong lên tối thiểu 1,8 lần so với năm 2020; Phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ để từng bước cải thiện và tiếp cận các dịch vụ về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin…

01.jpg
Giai đoạn 2022 – 2025, huyện Đắk Glong đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông. Trong ảnh là đường giao thông liên xã Đắk Plao – Đắk R’măng – Đắk Som đang được triển khai xây dựng với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng

Về nguồn lực đầu tư để Đắk Glong thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, kế hoạch của UBND tỉnh Đắk Nông định hướng rõ sẽ có 2 nguồn lực hỗ trợ, bao gồm: nguồn hỗ trợ trực tiếp; và nguồn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cụ thể, đối với nguồn hỗ trợ trực tiếp, tỉnh sẽ điều phối ngân sách, hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Các dự án điển hình bao gồm: đường giao thông liên xã Quảng Khê (thôn 7) - xã Đắk Plao; dự án nâng cấp, sửa chữa đường liên xã Quảng Sơn - xã Đắk R’Măng (đoạn qua trung tâm xã Quảng Sơn); dự án âng cấp hạng mục vỉa hè, điện chiếu sáng tuyến đường xã Quảng Khê kết nối Quốc lộ 28 đi xã Đắk Som (đoạn qua xã Quảng Khê); dự án nâng cấp, sửa chữa các trục đường liên xã Quảng Sơn nối đường liên xã Quảng Sơn - Đắk R’Măng...

Ngoài ra, trung ương cũng bố trí vốn hàng trăm tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng nhiều đoạn Quốc lộ 28 đi qua các địa phương của huyện Đắk Glong. Đồng thời, huyện cũng được bố trí vốn để xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông liên xã, liên vùng, điển hình như dự án đường giao thông liên xã Đắk Plao – Đắk R’măng – Đắk Som với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng…

02.jpg
Đắk Glong đã xây dựng, triển khai nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả, giúp hàng nghìn hộ dân thoát nghèo bền vững. Trong ảnh là một mô hình chăn nuôi dê của một cựu chiến binh tại xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong.

Đối với nguồn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch của tỉnh Đắk Nông sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội huyện nghèo với tổng kinh phí gần 210 tỷ đồng; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng. Tỉnh cũng triển khai một số dự án ổn định dân di cư không theo quy hoạch; sắp xếp dân cư, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) với tổng kinh phí hơn 400 tỷ đồng…

Mục tiêu chung của tỉnh Đắk Nông khi triển khai kế hoạch là đến năm 2025, huyện Đắk Glong thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn theo quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

“Sau khi các công trình giao thông nâng cấp, duy tu được hoàn thành sẽ tạo điều kiện lưu thông thuận lợi cho gần 75.000 nhân khẩu sống trực tiếp trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các xã có tuyến đường được nâng cấp sửa chữa, tạo ra thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng người dân và của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Đắk Glong. Mục tiêu là tăng thu nhập bình quân tối thiểu 1,8 lần so với năm 2020 và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa người dân trên địa bàn huyện và bằng mức thu nhập bình quân chung của người dân trên địa bàn tỉnh.”, kế hoạch của UBND tỉnh Đắk Nông nêu rõ.

Trái ngọt từ sự đồng lòng từ trung ương đến địa phương và từng hộ dân

Theo Huyện ủy Đắk Glong, để công tác giảm nghèo đúng trọng tâm, trọng điểm, bền vững và đúng theo kế hoạch đã đề ra, bên cạnh quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực được trung ương và tỉnh ưu tiên phân bổ, Huyện ủy Đắk Glong đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị, chính quyền địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo phù hợp với thực tiễn từng địa phương.

Các cơ quan, đơn vị phân công cán bộ, đảng viên hỗ trợ hộ nghèo đăng ký thoát nghèo, tư vấn, giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Cả hệ thống chính trị đã tập trung huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác giảm nghèo, thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện để đảm bảo các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.

Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đắk Glong trong 3 năm qua được triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; việc thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận chính sách và hiệu quả các nguồn vốn. Thêm vào đó, giá cả các loại nông sản chủ lực của huyện như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, bơ… đều tăng mạnh và giữ ở mức cao. Trong đó, giá cà phê tăng mạnh nhất và hiện đang ở mức cao kỷ lục (khoảng 125.000 đồng/kg). Đây cũng là loại cây công nghiệp có diện tích lớn nhất huyện hiện nay.

04.jpg
Việc hỗ trợ người dân thâm canh cà phê, một loại cây công nghiệp chủ lực của huyện Đắk Glong nói riêng, tỉnh Đắk Nông nói chung đã giúp nhiều hộ dân nâng cao hiệu quả kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững

Theo UBND huyện Đắk Glong, tại kỳ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2024, toàn huyện còn hơn 1.300 hộ nghèo. Đây là năm thứ 3 tỷ lệ hộ nghèo của Đắk Glong giảm mạnh và hiện chiếm tỷ lệ 6,9% tổng số hộ toàn huyện. Trong đó, tổng số hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số chung gần 1.150 hộ, chiếm tỷ lệ hơn 87% tổng số hộ nghèo. Hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (dân tộc M’Nông, Mạ) hơn 450 hộ, chiếm tỷ lệ hơn 12,5% tổng số hộ nghèo là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Như vậy, đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Đắk Glong đã giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm 2021. Trung bình mỗi năm, huyện Đắk Gong đã giảm được trên 8% hộ nghèo. Kết quả trên đã đạt và vượt chỉ tiêu được Tỉnh ủy Đắk Nông giao tại Nghị quyết số 13-TU/NQ ngày 16/12/2021 với nội dung chính là mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3% trở lên và kế hoạch hỗ trợ huyện Đắk Glong thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 của UBND tỉnh Đắk Nông.

03.jpg
Từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, Đắk Glong đã đầu tư lớn cho ngành giáo dục, kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của người dân cũng như những yêu cầu chuẩn hóa hệ thống trường lớp học

Theo UBND huyện Đắk Glong, với việc ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng thiết yếu và công tác giảm nghèo bền vững, hiện 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập của huyện đã được hỗ trợ và tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định để tăng thu nhập.

Bên cạnh đó, 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản đã được hỗ trợ một phần để từng bước cải thiện và tiếp cận các dịch vụ về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin…

Theo ông Đoàn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, công tác giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Mấy năm nay, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, việc giảm nghèo bền vững đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị Đắk Glong. Công tác giảm nghèo cũng đã thu hút sự hưởng ứng, chia sẻ và ủng hộ tích cực của các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân và của chính các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, cán bộ, đảng viên về giảm nghèo bền vững được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay, cơ bản người dân đã nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo. Bản thân người dân, hộ nghèo, cận nghèo ngày càng có ý thức nỗ lực vươn lên thoát nghèo, giảm dần tư duy trong chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Nhìn chung, đến nay, các chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025 của huyện Đắk Glong cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Dự kiến, huyện Đắk Glong sẽ hoàn thành kế hoạch thoát khỏi huyện nghèo, huyện đặc biệt khó khăn trong năm nay 2025./.

Minh Hưng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Sau nhiều năm mất giá, người dân Bà Rịa-Vũng Tàu chặt bỏ cây cà phê. Thế nhưng, 2 năm trở lại đây giá cà phê đã tăng cao chóng mặt từ 60.000 đồng/kg (năm 2023) lên gần 130.000 đồng/kg. Gía tăng cao đã là cơ hội để người nông dân quay lại với loại cây trồng này.

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Hiện nay, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 15 nghìn ha cây ăn trái, trong số này có gần 11.400 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng bình quân đạt gần 143 nghìn tấn. Trong số này, có đến hơn 80% diện tích cây ăn trái cho thu hoạch vào mùa hè như: sầu riêng, bơ, măng cụt, chôm chôm… Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi - vào thời điểm cây ăn trái ra hoa gặp sương muối, mưa trái mùa nên tỷ lệ đậu trái thấp khiến sản lượng vụ này dự kiến giảm mạnh.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Khởi động Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao từ cuối tháng 11/2024, đến nay, tại các địa phương tỉnh Long An, lúa trong vùng thực hiện Đề án mang lại hiệu quả khá cao so với canh tác truyền thống. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra, việc thay đổi thói quen canh tác của người dân cần cả một tiến trình.

Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có tổng diện tích nghêu quản lý và khai thác 1.500 ha với sản lượng khai thác đạt khoảng 2.000 tấn nghêu thịt. Ảnh: Công Trí-TTXVN

Phát triển nuôi nghêu xuất khẩu vùng ven biển

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre Đoàn Văn Đảnh, năm nay, thời tiết thuận lợi, nắng nóng và độ mặn cũng không gay gắt như năm trước nên nghêu nuôi ở các hợp tác xã trên địa bàn phát triển ổn định, không xảy ra hiện tượng nghêu chết như các năm trước.

 Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Mặc dù đã chủ động các giải pháp phòng trừ nhưng nông dân tỉnh Phú Yên vẫn không thể khắc phục triệt để tình trạng rầy nâu và rầy lưng trắng phá hoại lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín gần thu hoạch với diện tích hơn 4.600 ha. Hiện, thời tiết nắng nóng và gió Đông Nam hoạt động mạnh tạo điều kiện cho dịch rầy bùng phát, nguy cơ mất mùa cao.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Là địa phương có lượng tàu thuyền đi đánh bắt sứa nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa, mỗi ngày gần 400 chiếc tàu, bè mảng của ngư dân xã biển Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đang tập trung vươn khơi, bám biển để khai thác, chế biến sứa. Con sứa không chỉ mang lại thu nhập khá cho người dân mà còn trở thành thương hiệu riêng có ở Khu du lịch biển Hải Tiến này.

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I) vừa có Công văn số 47/TTQT gửi Cục thủy sản và Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Môi trường nhiều tỉnh ven biển, trong đó, có Nghệ An về việc cảnh báo sâu biển (rết biển) xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể; đồng thời khuyến cáo cơ quan quản lý và cơ sở nuôi trồng thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến ngao nuôi.

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đặt mục tiêu đầy thách thức cho năm 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 10 xã khó khăn trung bình đạt mức 11,45%. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ sản xuất, mở rộng cơ hội việc làm, đa dạng nguồn sinh kế nhằm mở hướng cho người dân thoát nghèo.

Công nhân Công ty cổ phần thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Cà Mau ổn định tâm lý của người nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 295 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2024; trong đó, có 5 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 12,86 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,42% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, thủy sản, chị Lường Thị Tấc, dân tộc Thái, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên, giúp đỡ nhiều chị em phát triển kinh tế; tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc, tưới tiêu, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng, phát triển hiệu quả vùng chuyên canh rau theo hướng an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong tình hình hạn mặn xâm nhập ngày càng phức tạp.

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tận dụng lợi thế từ tự nhiên để phát triển nuôi cá tầm, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trang trại chăn nuôi bò vàng H’Mông tại Hợp tác xã Cát Lý. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Xây dựng chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang trên vùng Cao nguyên đá

Trên vùng đất Cao nguyên đá Hà Giang khắc nghiệt, việc chăn nuôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, sáng tạo và mô hình liên kết bền vững, Hợp tác xã Cát Lý đã và đang phát triển mạnh mô hình nuôi bò vàng Hà Giang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha ở Gia Lai

Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Ông Đường Quang Chiến - Người tiên phong trồng cây dược liệu ở Chí Linh

Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…

Thu lãi cao từ mô hình nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tiền Giang

Thu lãi cao từ mô hình nuôi dê thích ứng với biến đổi khí hậu ở Tiền Giang

Hiện nay, dê thịt tại tỉnh Tiền Giang đang được thương lái thu mua với giá hơi dao động từ 145.000 - 150.000 đồng/kg, tăng trên 10.000 đồng/kg so với tháng trước, riêng dê giống con được mua với giá 180.000 - 185.000 đồng/kg. Sau thời gian nuôi khoảng 2,5 - 3 tháng, sau khi trừ chi phí con giống cùng thức ăn, người nuôi có lãi trung bình từ 1 - 1,2 triệu đồng/con dê.

Cá Dứa được nhiều hộ dân ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) nuôi trong ao tôm. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Sóc Trăng khuyến cáo không phát triển ồ ạt nuôi cá trong ao tôm

Tại Sóc Trăng, con tôm là một trong những loại thủy sản chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Tuổi trẻ Sơn La với khát vọng lập thân, lập nghiệp

Những năm qua, chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đã được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La triển khai sâu rộng tới đoàn viên, thanh niên. Qua đó, chương trình giúp tạo lập môi trường thuận lợi hỗ trợ, cổ vũ, thúc đẩy đoàn viên, thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương; góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Anh Nguyễn Quốc Huy làm giàu từ sản vật quê hương

Với mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Quốc Huy ở thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi trồng các loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Giá lợn hơi tăng, người chăn nuôi có lợi nhuận cao

Thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức cao kỷ lục từ 81.000 -82.000 đồng/kg. Với giá bán này người nuôi có lợi nhuận cao nên nhiều người đã có động lực tái đàn nuôi vụ mới.Ông Đào Văn Tâm, ngụ thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức hiện đang nuôi 70 con lợn; trong đó có 65 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Ông Tâm cho biết: Thời điểm mùng 6 Tết Nguyên đán ông có xuất chuồng 1 đàn lợn 11 con, với giá 70.000 đồng/kg, khi đó mỗi con lợn lãi 2,5 triệu đồng. Đến nay, giá lợn hơi đã tăng lên 82.000 đồng/kg, ông tiếp tục có đàn 21 con chuẩn bị được xuất bán.

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện giúp người dân miền núi thu nhập 100 triệu đồng/năm

Người dân tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước vùng lòng hồ thủy điện để phát triển nghề nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.