Huyện Văn Chấn chuyển đổi hàng trăm ha cam bị bệnh sang cây trồng khác

Huyện Văn Chấn chuyển đổi hàng trăm ha cam bị bệnh sang cây trồng khác
Huyện Văn Chấn (Yên Bái) lấy thương hiệu chè Suối Giàng để phát triển mạnh giống chè Shan của huyện. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Huyện Văn Chấn (Yên Bái) lấy thương hiệu chè Suối Giàng để phát triển mạnh giống chè Shan của huyện. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Huyện đã vận động nhân dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác như: chè, quế, cây màu. Huyện Văn Chấn đã cử nhiều đoàn công tác đến động viên và tìm giải pháp tháo gỡ cho nhân dân. Đối với diện tích đồi cao, vận động nhân dân trồng quế, trồng rừng, diện tích có độ dốc thấp có thể trồng chè. Diện tích đất đã cải tạo thành các đường băng đồng mức để trồng cam, huyện chỉ đạo nhất thiết phải dọn dẹp sạch tàn dư cây bệnh, cải tạo đất bằng cách trồng màu vài năm, sau đó xử lý đất và trồng mới bằng các giống cây ăn quả hoặc giống cam có khả năng kháng bệnh cao.

Với chủ trương này, hiện nay các hộ có cam bị bệnh đã tiến hành chặt bỏ cây cam tiến hành xử lý đất để trồng thay thế được trên 20 ha quế, đăng ký chuyển đổi gần 20 ha chè. Huyện Văn Chấn phấn đấu từ nay đến hết năm 2020 sẽ vận động nhân dân chuyển đổi đa phần diện tích cam nhiễm bệnh sang trồng các loài cây khác để ổn định đời sống sản xuất cho người dân trong vùng.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn, hiện toàn huyện có gần 1.500ha cam, quýt, bưởi tập trung nhiều ở khu vực thị trấn Nông trường Trần Phú nhưng từ năm 2017 đến nay có khoảng hơn 350 ha bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ đã không thể cứu vãn nổi gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người trồng cam.

Để phòng, chống bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam, huyện Văn Chấn đã cấp phát trên 7.000 tờ rơi hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để phòng trừ bệnh cho các hộ trồng cam; tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng cam các biện pháp phòng chống bệnh thối rễ, vàng lá. Tuy nhiên, tình hình xâm nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam vẫn diễn biến phức tạp. Nếu như năm 2018, cả huyện có khoảng 200 ha bị nhiễm bệnh thì đến thời điểm này đã tăng lên 353 ha; trong đó, thị trấn Nông trường Trần Phú 248 ha, xã Minh An 80 ha, xã Thượng Bằng La 15 ha, xã Nghĩa Tâm 10 ha.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp, nguyên nhân của tình trạng này là do một loại nấm tấn công từ rễ, khiến cho rễ đen sì bắt đầu từ các rễ nhỏ lan sang các rễ to, khiến lá vàng úa, cây chết dần chết mòn. Thực trạng trên là hệ quả của việc trồng cam không theo đúng quy trình kỹ thuật như trồng với mật độ quá dày, thoát nước kém; sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ, phân bón qua lá và chất kích thích sinh trưởng; bón phân chuồng tươi chưa hoai mục; trồng lại ngay trên diện tích đã bị bệnh chưa qua xử lý đất và thu dọn tàn dư nguồn bệnh hoặc sử dụng biện pháp canh tác không đúng kỹ thuật như: khoanh vỏ, đào chặt đầu rễ... đã tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
Đức Tưởng

Có thể bạn quan tâm

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ lúa Hè Thu 2025, tỉnh Trà Vinh có 37 hợp tác xã đăng ký trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" trên tổng diện tích hơn 5.121 ha. Đây là vụ sản xuất thứ 3 liên tiếp tỉnh Trà Vinh tham gia đề án và cả 3 vụ đều mang lại hiệu quả cao cho nông dân.

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo đơn vị chuyên môn cùng phòng Nông nghiệp và Môi trường các huyện phối hợp chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi cho nông hộ; tập trung thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa khô.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Hòa Bình nổi tiếng với thương hiệu Cam Cao Phong và huyện Cao Phong có những đồi cam trù phú trải dài cùng thiên nhiên tươi đẹp. Cũng tại vùng đất cam này, chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm nổi lên là một tấm gương nông dân tiêu biểu với một hành trình kiên trì, sáng tạo vượt khó với khát vọng mãnh liệt làm nông nghiệp sạch từng bước đưa thương hiệu Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam chinh phục thị trường trong nước, đặt nền móng cho một mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiện đại.

Gia tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP

Gia tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP

Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thời gian qua, nhiều nông dân Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản. Điều này không chỉ tiếp cận thị trường rộng, giúp tiêu thụ nông sản bền vững mà còn giảm chi phí, hình thành một phương thức tiêu thụ mới phù hợp với thực tế hiện nay.

Cao nguyên Mộc Châu vào vụ chè xuân

Cao nguyên Mộc Châu vào vụ chè xuân

Sau một kỳ nghỉ đông, thời điểm này, cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đang khoác lên mình tấm áo mới xanh non của những đồi chè rộng bát ngát. Đây là vụ chè xuân quan trọng và được mong đợi nhất trong năm của người trồng chè.

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng 4, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi vào vụ xuân. Đây cũng là lúc người dân vùng núi Hà Giang tất bật đi thu hái chè. Chè Shan tuyết là đặc sản riêng có của Hà Giang, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Sau nhiều năm mất giá, người dân Bà Rịa-Vũng Tàu chặt bỏ cây cà phê. Thế nhưng, 2 năm trở lại đây giá cà phê đã tăng cao chóng mặt từ 60.000 đồng/kg (năm 2023) lên gần 130.000 đồng/kg. Gía tăng cao đã là cơ hội để người nông dân quay lại với loại cây trồng này.

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Hiện nay, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 15 nghìn ha cây ăn trái, trong số này có gần 11.400 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng bình quân đạt gần 143 nghìn tấn. Trong số này, có đến hơn 80% diện tích cây ăn trái cho thu hoạch vào mùa hè như: sầu riêng, bơ, măng cụt, chôm chôm… Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi - vào thời điểm cây ăn trái ra hoa gặp sương muối, mưa trái mùa nên tỷ lệ đậu trái thấp khiến sản lượng vụ này dự kiến giảm mạnh.

Đắk Glong nỗ lực thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn

Đắk Glong nỗ lực thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn

Với việc triển khai đồng bộ các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh gắn với công tác giảm nghèo bền vững, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng và dự kiến sẽ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong năm 2025.

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đến nay tỉnh Đồng Tháp hiện có 40 làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định. Các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 8.600 lao động.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Khởi động Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao từ cuối tháng 11/2024, đến nay, tại các địa phương tỉnh Long An, lúa trong vùng thực hiện Đề án mang lại hiệu quả khá cao so với canh tác truyền thống. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra, việc thay đổi thói quen canh tác của người dân cần cả một tiến trình.

Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có tổng diện tích nghêu quản lý và khai thác 1.500 ha với sản lượng khai thác đạt khoảng 2.000 tấn nghêu thịt. Ảnh: Công Trí-TTXVN

Phát triển nuôi nghêu xuất khẩu vùng ven biển

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre Đoàn Văn Đảnh, năm nay, thời tiết thuận lợi, nắng nóng và độ mặn cũng không gay gắt như năm trước nên nghêu nuôi ở các hợp tác xã trên địa bàn phát triển ổn định, không xảy ra hiện tượng nghêu chết như các năm trước.

 Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Mặc dù đã chủ động các giải pháp phòng trừ nhưng nông dân tỉnh Phú Yên vẫn không thể khắc phục triệt để tình trạng rầy nâu và rầy lưng trắng phá hoại lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín gần thu hoạch với diện tích hơn 4.600 ha. Hiện, thời tiết nắng nóng và gió Đông Nam hoạt động mạnh tạo điều kiện cho dịch rầy bùng phát, nguy cơ mất mùa cao.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Là địa phương có lượng tàu thuyền đi đánh bắt sứa nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa, mỗi ngày gần 400 chiếc tàu, bè mảng của ngư dân xã biển Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đang tập trung vươn khơi, bám biển để khai thác, chế biến sứa. Con sứa không chỉ mang lại thu nhập khá cho người dân mà còn trở thành thương hiệu riêng có ở Khu du lịch biển Hải Tiến này.

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I) vừa có Công văn số 47/TTQT gửi Cục thủy sản và Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Môi trường nhiều tỉnh ven biển, trong đó, có Nghệ An về việc cảnh báo sâu biển (rết biển) xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể; đồng thời khuyến cáo cơ quan quản lý và cơ sở nuôi trồng thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến ngao nuôi.

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đặt mục tiêu đầy thách thức cho năm 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 10 xã khó khăn trung bình đạt mức 11,45%. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ sản xuất, mở rộng cơ hội việc làm, đa dạng nguồn sinh kế nhằm mở hướng cho người dân thoát nghèo.

Công nhân Công ty cổ phần thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Cà Mau ổn định tâm lý của người nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 295 triệu USD, tăng 9% so cùng kỳ năm 2024; trong đó, có 5 doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 12,86 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,42% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Phụ nữ vùng cao Pá Ma Pha Khinh xóa đói giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, thủy sản, chị Lường Thị Tấc, dân tộc Thái, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Khoang, xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã vượt khó vươn lên, giúp đỡ nhiều chị em phát triển kinh tế; tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Trồng rau màu ở Tiền Giang thu lãi đến 310 triệu/ha

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc, tưới tiêu, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng, phát triển hiệu quả vùng chuyên canh rau theo hướng an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong tình hình hạn mặn xâm nhập ngày càng phức tạp.

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Tiền Giang phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu xuất khẩu

Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Xuất hiện mưa trái mùa, Kon Tum tăng cường phòng chống hạn hán

Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Mở hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản ở Văn Yên

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tận dụng lợi thế từ tự nhiên để phát triển nuôi cá tầm, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Trang trại chăn nuôi bò vàng H’Mông tại Hợp tác xã Cát Lý. Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Xây dựng chuỗi giá trị bò vàng Hà Giang trên vùng Cao nguyên đá

Trên vùng đất Cao nguyên đá Hà Giang khắc nghiệt, việc chăn nuôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, sáng tạo và mô hình liên kết bền vững, Hợp tác xã Cát Lý đã và đang phát triển mạnh mô hình nuôi bò vàng Hà Giang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.