Quỹ hỗ trợ nông dân tạo động lực thoát nghèo ở vùng biên

Quỹ hỗ trợ nông dân tạo động lực thoát nghèo ở vùng biên

Thời gian qua, để giúp người dân ổn định cuộc sống, các cấp Hội Nông dân huyện biên giới Lộc Ninh (Bình Phước) đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Trong đó, Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần tạo động lực giúp nhiều hộ phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống.

Vơi bớt khó khăn nhờ quỹ hỗ trợ nông dân

Hộ gia đình anh Điểu Vức ở xã Lộc Hòa quanh năm chỉ quanh quẩn với việc đi làm thuê nên luôn rơi vào tình trạng thiếu trước hụt sau. Dù gia đình luôn duy trì từ 3-5 con bò cỏ mỗi năm nhưng khi bán không mang lại giá trị kinh tế cao.

Quỹ hỗ trợ nông dân tạo động lực thoát nghèo ở vùng biên ảnh 1 Hộ anh Điểu Đia sử dụng nguồn vốn trồng cỏ, chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Đến đầu năm 2020, gia đình anh Vức được quỹ hỗ trợ từ Hội Nông dân huyện Lộc Ninh cho vay 30 triệu đồng để đầu tư phát triển thêm đàn bò. Sau khi được Hội tư vấn hướng phát triển mới, gia đình anh quyết định bán 2 con bò cỏ để bù thêm tiền mua cặp bò lai giống chất lượng tốt hơn.

Sau hơn 3 năm, đàn bò của gia đình anh đã tăng lên 7 con, trong đó có ba con bò lớn giá trị kinh tế từ 20-25 triệu đồng/con. Anh Điểu Vức cho biết: "Trước đây gia đình tôi không có vốn để phát triển chăn nuôi nên cuộc sống khó khăn. Sau khi được chính quyền địa phương, hội nông dân giúp đỡ, nhà tôi có tiền mua thêm bò lai giống để phát triển kinh tế. Từ khi đầu tư thêm bò lai giống, cũng như chăm sóc bài bản hơn, đến nay bò đã đẻ thêm 6 con. Kinh tế gia đình tôi đã ổn định hơn trước".

Cũng như anh Điểu Vức, anh Điểu Đia cùng xã Lộc Hòa cũng được vay vốn trong quỹ hỗ trợ của Hội Nông dân. Anh Đia rất vui mừng, đặc biệt cảm ơn các cấp Hội, Quỹ hỗ trợ nông dân đã quan tâm, tạo điều kiện cho gia đình anh và các hộ hội viên khác được vay vốn phát triển sản xuất.

Trước kia, anh Điểu Đia khi lập gia đình và tách hộ lập nghiệp chỉ với hơn 0,2 ha đất trồng điều, thu nhập của gia đình nhỏ chủ yếu dựa vào đồng lương đi làm thuê cuốc mướn hàng ngày. Niềm vui đã đến với gia đình anh Đia, năm 2019 Hội Nông dân huyện Lộc Ninh hỗ trợ anh vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân. Với nguồn vốn vay và sự hỗ trợ của người thân, vợ chồng anh đã mua được 2 con bò lai giống.

Cùng với việc đi làm thuê để có thu nhập chi tiêu trong gia đình, vợ chồng anh trồng cỏ toàn bộ trên mảnh đất 0,2ha. Từ 2 con bò giống đầu tiên, đến nay, đàn bò gia đình anh Đia đã tăng lên trên 5 con; trong đó bò trưởng thành đã được gia đình anh bán với giá trị kinh tế cao. Anh Điểu Đia phấn khởi chia sẻ: Kinh tế gia đình đến nay đã bớt khó khăn hơn. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ, gia đình có thể phát triển chăn nuôi, đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn trước.

Góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh vùng biên

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Hòa Dương Thị Hạnh, được sự quan tâm của Hội Nông dân tỉnh và huyện, hỗ trợ 600 triệu đồng để nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, địa phương đã triển khai rà soát, cho hội viên có nhu cầu được vay vốn; trong đó đã xét cho 20 hộ vay 30 triệu đồng/hộ để phát triển chăn nuôi trâu, bò. Đến nay, các hộ vay sử dụng nguồn vốn hiệu quả khá cao.

Quỹ hỗ trợ nông dân tạo động lực thoát nghèo ở vùng biên ảnh 2Hộ gia đình Điểu Vức, xã Lộc Hòa, Lộc Ninh sử dụng nguồn vốn mua bò lai giống để phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: K GỬIH - TTXVN
 

Giữa tháng 4/2023, Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Lộc Ninh đã giải ngân 200 triệu đồng cho 4 hộ hội viên nông dân ấp 7, xã Lộc Hưng tham gia dự án chăm sóc vườn nhãn. Các hộ rất phấn khởi khi có được nguồn vốn thiết thực, đúng thời điểm tập trung đầu tư chăm sóc, mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...

Hiện nay, tổng số quỹ hỗ trợ nông dân huyện Lộc Ninh đạt hơn 10 tỷ đồng. Hội đã giải ngân cho 343 hộ vay vốn phát triển kinh tế; trong đó, hỗ trợ 178 hộ nông dân tại các xã khó khăn, xã vùng biên giới, ưu tiên cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số gần 2,8 tỷ đồng.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Ninh Lê Khắc Phú cho biết: Nguồn quỹ hỗ trợ để giúp người dân phát triển sản xuất của huyện được thực hiện tại 16/16 xã, thị trấn; ưu tiên 7 xã biên giới được 2 vòng quỹ của Trung ương, tỉnh và huyện. Ngoài ra, huyện thực hiện việc giải ngân đều cho các xã, nhất là các xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo điều kiện để phát triển, tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi.

Việc triển khai kịp thời của quỹ hỗ trợ nông dân ở huyện biên giới Lộc Ninh, cùng sự nỗ lực không ngừng của những người dân có hoàn cảnh khó khăn đã phát huy hiệu quả nguồn vốn. Quỹ hỗ trợ nông dân đã, đang giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự vùng biên giới tại Bình Phước.

K GỬIH

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ trồng nhãn chín sớm, trái vụ

Thu nhập cao từ trồng nhãn chín sớm, trái vụ

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Ngoan Hậu, xã Chiềng Khương, tỉnh Sơn La đã đầu tư hệ thống tưới nước vảy gốc, áp dụng kỹ thuật vào canh tác, chăm sóc, ghép các giống nhãn chín sớm, trái vụ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đó, giá trị của quả nhãn được nâng lên, có đầu ra ổn định.

OCOP tạo 'cú hích' chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị

OCOP tạo 'cú hích' chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị

Tại tỉnh Vĩnh Long, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo “cú hích” thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang chuỗi giá trị bài bản, ứng dụng công nghệ, truy xuất nguồn gốc và cải tiến bao bì... Từ đó, nhiều đặc sản địa phương vươn tầm thành sản phẩm OCOP 4-5 sao, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Nâng tầm tài nguyên bản địa

Nâng tầm tài nguyên bản địa

Nhiều hợp tác xã tại Quảng Ngãi đã phát triển các sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương, góp phần nâng cao giá trị tài nguyên bản địa, thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng nông thôn mới.

Nâng tầm thương hiệu hồ tiêu Gia Lai

Nâng tầm thương hiệu hồ tiêu Gia Lai

Sau nhiều năm gặp khó khăn do giá cả bấp bênh và dịch bệnh gây hại cây trồng, người trồng hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai đang bước vào một vụ mùa thắng lợi khi vừa được mùa, vừa được giá. Cùng với đó, các hợp tác xã và doanh nghiệp địa phương cũng đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững, gia tăng giá trị và mở rộng thị trường cho sản phẩm hồ tiêu Gia Lai.

Phong trào 'Bình dân học vụ số' lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên

Phong trào 'Bình dân học vụ số' lan tỏa sâu rộng ở vùng cao Điện Biên

Nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi người dân ít tiếp xúc với công nghệ, tại tỉnh Điện Biên, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai và lan tỏa sâu rộng. Điều này không chỉ giúp người dân vùng cao chủ động tiếp cận và làm chủ công nghệ số, mà còn hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số, góp phần phục vụ hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Biến nông sản ít giá trị thành sản phẩm OCOP

Biến nông sản ít giá trị thành sản phẩm OCOP

Tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nhất là các loại nông sản có giá trị kinh tế thấp, nhiều người dân ở tỉnh An Giang đã đầu tư phát triển ngành nghề sản xuất, chế biến, vừa nâng cao thu nhập gia đình, vừa góp phần tiêu thụ nông sản, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân khu vực nông thôn.

Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã

Chuyển đổi số tạo đà phát triển cho các hợp tác xã

Tại tỉnh Cà Mau, chuyển đổi số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã khi góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động; giúp các hợp tác xã nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị. Với tầm quan trọng như vậy, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh các giải pháp để giúp các hợp tác xã thực hiện thành công chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả cao trên vùng phèn trũng

Chuyển đổi cây trồng cho hiệu quả cao trên vùng phèn trũng

Long Hưng là xã được hợp nhất trên cơ sở 2 xã Long Hưng và Hưng Phú, thuộc thành phố Cần Thơ. Địa bàn xã nằm trên vùng phèn trũng cách trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 40 km. Xã có diện tích gần 80 km2, dân số hơn 33.500 người, là xã thuần nông nên nên điều kiện kinh tế - xã hội, đi lại còn rất nhiều khó khăn, nhất là sau khi hợp nhất.

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Với hơn 1.500 ha đất trồng mắc ca, xã Quảng Trực đã hình thành một vùng chuyên canh với diện tích, sản lượng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Loại cây này cũng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, và góp phần nâng cao độ che phủ rừng tại nơi phên dậu Tổ quốc.

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Trước những biến động của thị trường, giá cả nông sản thiếu ổn định, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã chủ động tìm hướng đi mới: mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng kỹ thuật hiện đại, mở rộng kênh bán hàng trực tuyến. Những giải pháp này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho thành viên, người lao động địa phương.

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Sóc Trăng là địa phương trực tiếp và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hạn hán và nước mặn xâm nhập) đến sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng kế hoạch cơ cấu mùa vụ sản xuất trong năm đối với từng địa phương, đem lại hiệu quả cho nhiều hộ nông dân.

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Sau nhiều năm cố gắng, nỗ lực với nghề nuôi cá tầm, ông Giàng A Hồ ở bản Xím Vàng, xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên trở thành hộ khá. Ông trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế gia đình của cộng đồng các dân tộc vùng cao nơi còn rất nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Để thiết lập chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm để gia tăng giá trị cho nông sản địa phương, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản quy mô lớn; đồng thời thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến.

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Chuối xiêm là cây trồng chủ lực tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng hơn 20 năm qua. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc chuối của tỉnh Kiên Giang. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá chuối xiêm ở huyện U Minh Thượng duy trì ở mức cao mang lại niềm vui và nguồn thu nhập khá cho người dân.

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Nhằm chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn canh tác khó khăn, các huyện vùng ngập lũ và vùng Đồng Tháp Mười phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy đã chuyển trên 15.800 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp, bị ảnh hưởng lũ lụt hàng năm trước đây sang trồng mít Thái chuyên canh phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 30% dân số là đồng bào Khmer. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em vùng dân tộc thiểu số được quan tâm triển khai thực hiện. Trong dịp Hè năm 2025, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp trẻ em có điều kiện vui chơi, nâng cao kỹ năng sống.

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối của tỉnh Gia Lai đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông… Điều này khẳng định chất lượng và vị thế ngày càng cao của nông sản Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để giữ vững và phát huy thành quả này, các doanh nghiệp trồng cây ăn quả, đặc biệt là chuối cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch và bảo quản.

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai và nâng cao khả năng xử lý sự cố trên lưới điện, Công ty Điện lực Đắk Nông vừa tổ chức diễn tập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025. Cùng với đó, Công ty cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực ứng phó trước các tình huống bất ngờ do thiên tai gây ra.

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Ngày 21/5, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường khẳng định, chuyển đổi số là cơ hội để tỉnh bứt phá vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố phát triển trong cả nước.