Quay lại

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

an dan giu dat bien cuong 2.jpg

Ấm lòng dân nơi biên cương

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) An Giang quản lý tuyến biên giới dài gần 100 km giáp với tỉnh Kandal và Takeo của Campuchia, gồm 18 xã, thị trấn của huyện Tân Châu, An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và thị xã Châu Đốc. Để giữ vũng an ninh trật tự khu vực, BĐBP An Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ, sẻ chia với những hộ khó khăn…

cp1 3G0A7904.jpg
Quản lý tuyến biên giới dài gần 100 km giáp với tỉnh Kandal và Takeo của Campuchia, BĐBP An Giang triển khai đội vũ trang nắm chắc nội, ngoại biên nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, kịp thời tham mưu, đề xuất xử lý các vụ việc phức tạp xảy ra trên biên giới. Địa hình không thuận lợi nhưng các chiến sĩ trẻ luôn nêu cao tinh thần giữ vững biên giới quốc gia, vượt mọi khó khăn, gian khổ hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng. Ảnh: Trọng Chính
Bien phong An Giang 17B.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội phối hợp liên ngành kiểm tra tại khu vực cột mốc biên giới 254 trên địa bàn huyện An Phú (An Giang) vào mùa nước nổi. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 19B.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội phối hợp liên ngành tuần tra biên giới bằng xuồng vào mùa nước nổi tại khu vực chốt số 6, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 16.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn luôn giữ gìn tốt mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 15.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn luôn giữ gìn tốt mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Campuchia. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 2A.jpg
Trung úy Chau Kum Sinl, đội trưởng đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Lạc Quới, Bộ Đội Biên phòng tỉnh An Giang, người chiến sĩ Bộ Đội Biên phòng dân tộc Khmer tận tụy với công việc, là niềm tự hào, tấm gương sang cho thế thế trẻ noi theo. Ảnh: An Hiếu
cp1 3G0A1214.jpg
Trung úy Chau Kum Sinl, đội trưởng đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Lạc Quới trong chuyến thực địa tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước tại khu vực bà con dân tộc Khmer sinh sống. Ảnh: Trọng Chính

Thực hiện phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với nhân dân, BĐBP An Giang đã phối hợp mở hàng trăm lớp xóa mù chữ, phổ cập tiểu học; xây dựng hơn 640 căn nhà “Đại đoàn kết” và “Mái ấm biên cương” cho người nghèo nơi biên giới; khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hàng nghìn lượt người… Giai đoạn 2019 – 2024, BĐBP An Giang đã huy động trên 25,27 tỷ đồng hỗ trợ, tặng quà các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, học sinh nghèo hiếu học… trên địa bàn.

Nhằm chia sẻ, động viên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, BĐBP An Giang còn nhận nuôi, đỡ đầu nhiều em nhỏ theo chương trình “Con nuôi Đồn Biên phòng” và “Nâng bước em tới trường”. Đến với Đồn Biên phòng Lạc Quới ở xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, chúng tôi được biết, Đồn đang nuôi một em và đỡ đầu 4 em khác của xã Lạc Quới và xã nước bạn Campuchia với số tiền 500.000 đồng/tháng.

Bien phong An Giang 1.jpg
“Con nuôi biên phòng” là mô hình thực hiện chủ trương của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, nhằm giúp đỡ các cháu học sinh hiếu học, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên tuyến biên giới. Trong ảnh: Cháu Nguyễn Văn Duy Chương, 11 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, ngày ngày vẫn trong vòng tay che chở của “những người cha quân hàm xanh" của Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Tri Tôn (An Giang). Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 4.jpg
Em Nguyễn Văn Huy Chương, 11 tuổi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Trị Tôn (An Giang) đón về nuôi từ lúc 6 tuổi. Tại đây, em được những “người cha quân hàm xanh” chăm sóc đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 6.jpg
“Những người cha quân hàm xanh” của Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Trị Tôn (An Giang) luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc của các học sinh hiếu học, có hoàn cảnh khó khăn trên tuyến biên giới. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 5.jpg
Em Nguyễn Văn Huy Chương, 11 tuổi với “những người cha quân hàm xanh” của Đồn Biên phòng Lạc Quới, huyện Trị Tôn (An Giang). Ảnh: An Hiếu

Được Đồn Biên phòng Lạc Quới nhận nuôi từ năm 2019, em Nguyễn Văn Duy Chương (sinh năm 2013) nay đã cao lớn, mạnh dạn hơn với nụ cười luôn chực sẵn trên môi. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Chương sống trong tình thương của bà ngoại già yếu, hoàn cảnh khó khăn.

Bien phong An Giang 3.jpg
Chính trị viên Nguyễn Văn Ngọc Hòa, Đồn Biên phòng Lạc Quới, Bộ Đội Biên phòng tỉnh An Giang. Ảnh: An Hiếu

Theo Chính trị viên Nguyễn Văn Ngọc Hòa, từ khi trở thành con nuôi của Đồn, Chương được cấp phòng riêng, được ăn uống đầy đủ ngày 3 bữa, cấp 20.000 đồng mỗi ngày và được cán bộ, chiến sĩ thay nhau giảng bài thêm. Cảm nhận được tình yêu thương của cán bộ, chiến sĩ, Chương đã cố gắng học tập, thường xuyên đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh chăm ngoan của trường.

Cùng dân gìn giữ biên giới Tây Nam

Chúng tôi đến chùa Tà Ngáo ở phường An Phú, thị xã Tịnh Biên để dự một buổi tuyên truyền, trao đổi thông tin định kỳ do Đồn biên phòng Nhơn Hưng và Hội phụ nữ phường An Phú phối hợp tổ chức. Theo Trung úy Phan Thanh Long, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, mỗi tháng một lần, Đồn lại tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin thời sự, chính trị khu vực biên giới cho đồng bào Khmer, đồng thời hướng dẫn các thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại theo đúng quy định của pháp luật.

Bien phong An Giang 9.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hưng tuyên truyền, trao đổi thông tin định kỳ với sư sãi cùng với đồng bào Khmer tại chùa Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh An Hiếu
3G0A1596cp1.jpg
Trung úy Phan Thanh Long, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn Biên phòng Nhơn Hưng phổ biến thông tin thời sự, chính trị khu vực biên giới cho đồng bào Khmer trong khuôn viên chùa Tà Ngáo. Ảnh: Trọng Chính
Bien phong An Giang 10.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hưng thường xuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào khu vực biên giới phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 11.jpg
Buổi giao lưu văn nghệ giữa các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhơn Hưng cùng với đồng bào Khmer tại chùa Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh An Hiếu

Tham gia buổi sinh hoạt ở sân chùa Tà Ngáo, chị Neàng Nhương, người Khmer ở ấp Phú Tâm, phường An Phú cho biết, đây là lần đầu tiên chị đến nghe cán bộ, chiến sĩ phổ biến pháp luật, tình trạng buôn bán phụ nữ qua biên giới. Biết thêm nhiều thông tin hữu ích và cách phòng tránh, chị cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Để xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã biên giới, xây dựng thế trận “Biên phòng toàn dân” trong thế trận “Quốc phòng toàn dân”, gắn với thế trận “An ninh nhân dân” vững chắc, BĐBP An Giang còn làm tốt công tác dân vận, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, các lực lượng và tầng lớp nhân dân.

Là thành viên Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tịnh Biên và thị xã Tịnh Biên, nhiều năm qua, ông Chau Ku (gần 80 tuổi) luôn đi đầu trong các phong trào, nhất là thiện nguyện, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, ông còn phối hợp với BĐBP tham gia giữ gìn an ninh, trật tự biên giới. Thông thạo tiếng Việt và tiếng Khmer, được cộng đồng Khmer quý trọng và tin tưởng, ông Chau Ku đã trở thành “sợi dây” kết nối giữa chính quyền, BĐBP và người dân.

Bien phong An Giang 12.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên với ông Chau Ku thăm, tìm hiểu đời sống bà con Khmer trên địa bàn. Ảnh: An Hiếu
cp13G0A2686.jpg
Ông Chau Ku, thông thạo tiếng Việt và tiếng Khmer, người được cộng đồng Khmer quý trọng và tin tưởng luôn phối hợp với BĐBP tham gia giữ gìn an ninh, trật tự biên giới, trở thành “sợi dây” kết nối giữa chính quyền, BĐBP và người dân. Ảnh: Trọng Chính
Bien phong An Giang 14.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành cột mốc cột mốc biên giới 275 Việt Nam - Campuchia và truyền thống về Bộ đội Biên phòng với bà con Khmer . Ảnh: An Hiếu
Bien phong An Giang 20.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hội phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước với Ban quản trị thánh đường Masjid Al Khairiyah, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang). Ảnh: An Hiếu

Theo Đại úy Thái Công Diện, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Tịnh Biên, không chỉ vận động đồng bào không nghe lời kẻ xấu, không làm ăn trái phép, tích cực giúp đỡ hộ nghèo, hộ khó khăn…, ông Chau Ku còn cung cấp nhiều thông tin có giá trị, góp phần cùng cán bộ, chiến sĩ đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang, giai đoạn 2019 - 2024, quần chúng đã cung cấp cho BĐBP 3.197 tin (1.617 tin có giá trị, 1.580 tin tham khảo). Địa bàn biên giới hiện có 42.458 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 73/73 khóm, ấp đạt “Khóm, ấp văn hóa”; 48/73 khóm, ấp trở thành “Điểm sáng văn hóa biên giới” gắn với 11 Đồn Biên phòng; 14/14 cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP tỉnh đạt chuẩn văn hóa. Đây là minh chứng rõ nét cho sự chung tay của nhân dân, cùng BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trên tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Bài: Thu Hương Ảnh: An Hiếu - Trọng Chính Đồ họa: Thanh Nhàn

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Gìn giữ nghề đóng ghe, xuồng bên dòng Vàm Cỏ Đông

Gìn giữ nghề đóng ghe, xuồng bên dòng Vàm Cỏ Đông

Bên dòng sông Vàm Cỏ Đông lặng lẽ chảy qua vùng đất Cần Giuộc xưa - nay thuộc xã Tân Tập (tỉnh Tây Ninh), tiếng đục, tiếng khoan, tiếng cưa vẫn vang lên đều đặn trong cơ sở đóng tàu của ông Huỳnh Văn Hiệu. Những chiếc ghe mũi đỏ của làng nghề đã từng nổi danh khắp Nam kỳ lục tỉnh ngày nay vẫn còn tồn tại nhờ những người thợ lành nghề.

Đưa ong về lấy mật ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Đưa ong về lấy mật ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Ninh Bình) được bao bọc bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, mỗi mùa hoa sú vẹt nở, các chủ ong đưa đàn hàng nghìn con về lấy mật. Bên cạnh việc hỗ trợ người dân chọn vị trí đặt thùng ong để lấy mật hiệu quả, Vườn quốc gia Xuân Thủy còn hỗ trợ về công nghệ chế biến, tăng cường quảng bá thương hiệu giúp người nuôi ong mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia

Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc, nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã đẩy mạnh thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhất là Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao

Ngay sau khi xảy ra vụ sạt lở đất thương tâm khiến 2 người chết, 3 người bị thương tại thôn Khe Qué (xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai) vào ngày 13/7, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình nạn nhân lo hậu sự; đồng thời triển khai các biện pháp di dời người dân ra khỏi khu vực sạt lở.

Hồi sinh tơ lụa B'Lao

Hồi sinh tơ lụa B'Lao

Từng rực rỡ một thời với danh xưng "thủ phủ tơ lụa Việt Nam", ngành dệt tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) còn được gắn bó với thương hiệu “Tơ lụa B’Lao” đã trải qua những năm tháng đầy trắc trở vì thị trường bấp bênh, nhân lực thiếu hụt và guồng quay công nghiệp giá rẻ. Nhưng hôm nay, giữa những đồi dâu xanh non và tiếng tằm gặm lá, một cuộc hồi sinh đang bắt đầu được dệt lại, bằng chính quyết tâm của những người giữ nghề.

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Với khát khao làm nông nghiệp sạch và mong muốn thay đổi cách làm kinh tế nông thôn, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong lựa chọn giống nho Hạ Đen để khởi nghiệp. Sau ba năm kiên trì học hỏi và áp dụng kỹ thuật hiện đại, chị đã biến mảnh đất quê hương thành vườn nho trĩu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Đòn bẩy phát triển nông thôn mới

Đòn bẩy phát triển nông thôn mới

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Bình yên trở lại nơi phên dậu Tổ quốc

Bình yên trở lại nơi phên dậu Tổ quốc

Gia Lai là tỉnh miền núi ở Tây Nguyên, đường biên giới dài hơn 90 km giáp Campuchia, từng là điểm nóng về tình trạng buôn bán người qua biên giới. Những lời mời gọi “việc nhẹ lương cao” từ các đối tượng xấu đã khiến không ít thanh niên khu vực biên giới nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy lừa đảo, bị đưa sang Campuchia và ép buộc lao động phi pháp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Nét duyên vùng Tây Bắc

Nét duyên vùng Tây Bắc

Mai Châu là điểm đến hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng, không khí mát mẻ và mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc. Với chủ trương phát triển du lịch cộng đồng bền vững, các địa phương như Pà Cò, bản Lác đã trở thành điểm sáng, bảo tồn di sản văn hóa, tạo sinh kế cho người dân.

Phục hưng trà Lâm Đồng

Phục hưng trà Lâm Đồng

Không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp, trà Lâm Đồng từng là biểu tượng của vùng đất nam Tây Nguyên - nơi hội tụ tinh hoa khí hậu, đất đai, bàn tay và khối óc con người. Nhưng giữa vòng xoáy thị trường và những biến động của chuỗi cung ứng, vùng chè một thời vang danh đang đối mặt với sự thu hẹp vùng nguyên liệu, thiếu hụt nội lực và áp lực tái định vị. Từ thực trạng này, một hành trình tái sinh đã khởi động - bằng sự khát vọng giữ lại bản sắc từ những đồi chè xanh ngát và bản lĩnh của những doanh nghiệp Việt.

Lúa tẻ nương Hà Giang - Mùa vàng bội thu

Lúa tẻ nương Hà Giang - Mùa vàng bội thu

Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay Bộ Nông nghiệp và Môi trường) công nhận lưu hành đặc cách từ gần ba năm trước, lúa tẻ nương Hà Giang nhanh chóng lan rộng trên thị trường nhờ những ưu thế vượt trội. Năm nay, lúa tẻ nương Hà Giang lại được mùa, được giá. Với chi phí sản xuất thấp nhưng hiệu quả vượt trội, lúa tẻ nương mang lại cho người nông dân năng suất cao và thu nhập ổn định.

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Chuối xiêm là cây trồng chủ lực tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng hơn 20 năm qua. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc chuối của tỉnh Kiên Giang. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá chuối xiêm ở huyện U Minh Thượng duy trì ở mức cao mang lại niềm vui và nguồn thu nhập khá cho người dân.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, quảng bá thương hiệu. Từ đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ thực thi đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững dựa trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế. Điều đó đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, hiệu quả cùng sự đồng hành tích cực của chính quyền các cấp đối với các nhà đầu tư.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Điểm tựa tin cậy của đồng bào các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk

Điểm tựa tin cậy của đồng bào các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk

Năm 2025 đánh dấu chặng đường 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025). Trải qua nửa thế kỷ, Bộ đội Biên phòng không chỉ khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia mà còn là điểm tựa tin cậy của nhân dân các dân tộc anh em ở vùng biên Đắk Lắk.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La) năm nay đẹp hơn mọi năm nhờ thời tiết thuận lợi, hoa tại nhiều vườn đồng loại bung đều nên càng thu hút nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, khi khách đổ dồn đi du xuân ngắm hoa, đã xuất hiện nhiều phản hồi quá tải về phòng nghỉ, các dịch vụ ăn uống, vui chơi và tắc đường.

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.