Quay lại

Hình thành những miền quê đáng sống ở vùng cao Yên Bái

Sau nhiều năm quyết tâm thực hiện xây dựng nông thôn mới, với những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế, bức tranh nông thôn của tỉnh Yên Bái đã có sự thay đổi toàn diện, đời sống người dân thay đổi theo hướng tích cực. Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra đã đưa địa phương tiếp tục là điểm sáng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong xây dựng nông thôn mới.

vna_potal_nhung_cay_che_co_thu_tren_dinh_suoi_giang_yen_bai_6990132.jpg
Cây chè cổ thụ nằm trong quần thể 400 cây chè Shan Tuyết ở Suối Giàng được hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Xây dựng các tiêu chí qua các phong trào

Yên Bái là tỉnh miền núi có hai huyện và 85 xã vùng cao đặc biệt khó khăn. Đến hết năm 2023, tỉnh có 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4/9 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện, đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao đến năm 2025.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy khẳng định, đây là kết quả sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự đồng lòng của nhân dân trong suốt quá trình thực hiện, nhất là tại các địa bàn vùng cao, đặc biệt khó khăn.

Với quan điểm “xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, phong trào đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân, mang đến diện mạo mới cho nông thôn, hình thành thêm nhiều miền quê đáng sống trên địa bàn.

vna_potal_hoa_to_day_khoe_sac_o_vung_cao_mu_cang_chai_7222302.jpg
Hoa mọc tự nhiên ở các xã Nậm Khắt, Púng Luông hay Dế Xu Phình, trong đó nơi có nhiều tớ dày nhất là xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải). Ảnh: Tuấn Anh-TTXVN

Tại các địa bàn vùng sâu vùng xa của tỉnh, bên cạnh chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, lãnh đạo, cán bộ quản lý đi đầu, nêu gương đóng góp thiết thực vào việc xây dựng các tiêu chí nông thôn mới thông qua các phong trào (như: Ngày thứ Bảy cùng dân; Lắng nghe dân nói và xây dựng văn hóa giữ gìn vệ sinh môi trường sống; Mỗi người, mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường...); đồng thời, vận động gia đình, anh em trong dòng họ cùng thực hiện.

Ông Nhâm Xuân Trường, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho biết, cán bộ quản lý luôn đồng hành với người dân trong quá trình thực hiện; phân công, phân nhiệm đến từng tổ chức, đoàn thể theo từng nội dung, tiêu chí, lộ trình kế hoạch, giải pháp cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Cán bộ thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ cơ sở, người dân, cộng đồng để giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn; quá trình chỉ đạo việc xây dựng xã nông thôn mới cần linh hoạt, quyết liệt và sát với tình hình thực tế.

vna_potal_yen_bai_to_chuc_le_hoi_ton_vinh_cay_che_to_6996006 (1).jpeg
Trình diễn quy trình hái chè tại Lễ hội tôn vinh cây chè tổ. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm theo nghi thức của người Mông Suối Giàng nhằm tôn vinh vùng chè Shan tuyết. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới, xã vùng cao Minh Tiến, huyện Lục Yên phải đối mặt với nhiều khó khăn, hầu hết các tiêu chí không đạt chuẩn. Với phương châm phát huy sức mạnh tổng hợp, lấy dân làm gốc, việc dễ làm trước, khó làm sau, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 11/2023.

Ông Triệu Ngọc Đương, Chủ tịch UBND xã cho biết, sau 12 năm bền bỉ, quyết tâm thực hiện từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bài học lớn nhất rút là sự đồng thuận của nhân dân. Trên cơ sở bộ tiêu chí, người dân được dân chủ tham gia bàn bạc, đưa ra giải pháp thực hiện, đóng góp tiền của và ngày công lao động, nhất là việc hiến đất làm đường, nhà văn hóa... Đồng thời, chính người dân đang duy trì, phát huy các tiêu chí, bảo vệ và quản lý các công trình xây dựng.

Khác với cách xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong tỉnh, huyện vùng cao Mù Cang Chải xây dựng nông thôn mới từ thôn bản. Qua rà soát, 14/19 tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới đều liên quan trực tiếp đến thôn bản. Nhất là các công trình hạ tầng đầu tư ở bản có kinh phí thấp, phù hợp khả năng huy động sức dân và dễ bố trí nguồn lực. Đến nay, Mù Cang Chải có 26/93 bản đã đạt 15/15 tiêu chí bản nông thôn mới. Trung bình mỗi xã trên địa bàn huyện đạt 10 tiêu chí nông thôn mới.

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải chia sẻ, việc xây dựng nông thôn mới từ thôn bản sẽ khích lệ, tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các bản, tạo nên phong trào chung cho toàn xã. Từ đó, người dân thay đổi tư duy, nhận thức, xác định mình là chủ thể và có ý thức đóng góp nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Từng thôn bản về đích nông thôn mới cũng đồng nghĩa hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới cho cả xã một cách bền vững.

"Ưu tiên" các xã đặc biệt khó khăn

Giai đoạn 2021 - 2025, hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái phấn đấu về đích nông thôn mới đều là các xã đặc biệt khó khăn. Tại những địa bàn này, tỉnh đều có cơ chế, chính sách phù hợp trong huy động nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa. Cùng với ngân sách Nhà nước, Yên Bái phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, chủ động cho cơ sở, người dân và cộng đồng để huy động hiệu quả sự hỗ trợ của những người dân xa quê, lực lượng vũ trang, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia xây dựng xã nông thôn mới.

vna_potal_nhung_cay_che_co_thu_tren_dinh_suoi_giang_yen_bai_6990142.jpg
Xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Huyện Văn Chấn đã huy động và lồng ghép hàng trăm tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới trong 3 năm gần đây. Từ nguồn vốn này, huyện bê tông hóa gần 100 km đường nông thôn; hỗ trợ 100% xã có điểm phục vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông, internet và sử dụng 4/4 phần mềm ứng dụng theo quy định; hỗ trợ 23 sản phẩm được công nhận đạt sao OCOP... Đến nay, huyện có 11/21 xã cán đích nông thôn mới; trong đó đáng chú ý có 5 xã đặc biệt khó khăn đã bứt phá trở thành xã nông thôn mới.

Ông Lõ Văn Tấn, Chủ tịch UBND xã Gia Hội, huyện Văn Chấn cho biết, là xã đặc biệt khó khăn, Gia Hội được Nhà nước đầu tư gần 51 tỷ đồng và huy động nguồn từ các doanh nghiệp trên 22 tỷ đồng để xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm giúp địa phương nâng cấp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu là Trường Mầm non Gia Hội được đầu tư hơn 9 tỷ đồng; trong đó, gần 4 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để xây mới hệ thống phòng học và bếp ăn khang trang phục cho 300 trẻ trong các độ tuổi đến trường.

Với quan điểm không chạy theo thành tích, không chủ quan, nóng vội, làm đến đâu chắc đến đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 sẽ có thêm 126/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới; trên 60% số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới. Đây cũng là tiền đề để Yên Bái tiếp tục nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân, góp phần xây dựng tỉnh “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.

Tiến Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đưa ong về lấy mật ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Đưa ong về lấy mật ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Ninh Bình) được bao bọc bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, mỗi mùa hoa sú vẹt nở, các chủ ong đưa đàn hàng nghìn con về lấy mật. Bên cạnh việc hỗ trợ người dân chọn vị trí đặt thùng ong để lấy mật hiệu quả, Vườn quốc gia Xuân Thủy còn hỗ trợ về công nghệ chế biến, tăng cường quảng bá thương hiệu giúp người nuôi ong mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia

Thời gian qua, Ủy ban Dân tộc, nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã đẩy mạnh thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhất là Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao

Ngay sau khi xảy ra vụ sạt lở đất thương tâm khiến 2 người chết, 3 người bị thương tại thôn Khe Qué (xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai) vào ngày 13/7, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình nạn nhân lo hậu sự; đồng thời triển khai các biện pháp di dời người dân ra khỏi khu vực sạt lở.

Hồi sinh tơ lụa B'Lao

Hồi sinh tơ lụa B'Lao

Từng rực rỡ một thời với danh xưng "thủ phủ tơ lụa Việt Nam", ngành dệt tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) còn được gắn bó với thương hiệu “Tơ lụa B’Lao” đã trải qua những năm tháng đầy trắc trở vì thị trường bấp bênh, nhân lực thiếu hụt và guồng quay công nghiệp giá rẻ. Nhưng hôm nay, giữa những đồi dâu xanh non và tiếng tằm gặm lá, một cuộc hồi sinh đang bắt đầu được dệt lại, bằng chính quyết tâm của những người giữ nghề.

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Chạm giấc mơ khởi nghiệp từ những chùm nho Hạ Đen

Với khát khao làm nông nghiệp sạch và mong muốn thay đổi cách làm kinh tế nông thôn, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong lựa chọn giống nho Hạ Đen để khởi nghiệp. Sau ba năm kiên trì học hỏi và áp dụng kỹ thuật hiện đại, chị đã biến mảnh đất quê hương thành vườn nho trĩu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình ổn định kinh tế và vươn lên làm giàu.

Đòn bẩy phát triển nông thôn mới

Đòn bẩy phát triển nông thôn mới

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Bình yên trở lại nơi phên dậu Tổ quốc

Bình yên trở lại nơi phên dậu Tổ quốc

Gia Lai là tỉnh miền núi ở Tây Nguyên, đường biên giới dài hơn 90 km giáp Campuchia, từng là điểm nóng về tình trạng buôn bán người qua biên giới. Những lời mời gọi “việc nhẹ lương cao” từ các đối tượng xấu đã khiến không ít thanh niên khu vực biên giới nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy lừa đảo, bị đưa sang Campuchia và ép buộc lao động phi pháp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Nét duyên vùng Tây Bắc

Nét duyên vùng Tây Bắc

Mai Châu là điểm đến hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng, không khí mát mẻ và mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc. Với chủ trương phát triển du lịch cộng đồng bền vững, các địa phương như Pà Cò, bản Lác đã trở thành điểm sáng, bảo tồn di sản văn hóa, tạo sinh kế cho người dân.

Phục hưng trà Lâm Đồng

Phục hưng trà Lâm Đồng

Không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp, trà Lâm Đồng từng là biểu tượng của vùng đất nam Tây Nguyên - nơi hội tụ tinh hoa khí hậu, đất đai, bàn tay và khối óc con người. Nhưng giữa vòng xoáy thị trường và những biến động của chuỗi cung ứng, vùng chè một thời vang danh đang đối mặt với sự thu hẹp vùng nguyên liệu, thiếu hụt nội lực và áp lực tái định vị. Từ thực trạng này, một hành trình tái sinh đã khởi động - bằng sự khát vọng giữ lại bản sắc từ những đồi chè xanh ngát và bản lĩnh của những doanh nghiệp Việt.

Lúa tẻ nương Hà Giang - Mùa vàng bội thu

Lúa tẻ nương Hà Giang - Mùa vàng bội thu

Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay Bộ Nông nghiệp và Môi trường) công nhận lưu hành đặc cách từ gần ba năm trước, lúa tẻ nương Hà Giang nhanh chóng lan rộng trên thị trường nhờ những ưu thế vượt trội. Năm nay, lúa tẻ nương Hà Giang lại được mùa, được giá. Với chi phí sản xuất thấp nhưng hiệu quả vượt trội, lúa tẻ nương mang lại cho người nông dân năng suất cao và thu nhập ổn định.

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Chuối xiêm là cây trồng chủ lực tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng hơn 20 năm qua. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc chuối của tỉnh Kiên Giang. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá chuối xiêm ở huyện U Minh Thượng duy trì ở mức cao mang lại niềm vui và nguồn thu nhập khá cho người dân.

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Bản đồ nguồn nước Điện Biên - vũ khí chống 'giặc' lửa

Với sáng kiến xây dựng “Bản đồ nguồn nước Điện Biên”, Thượng úy Nguyễn Doãn Đạt (Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Điện Biên) đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong ứng dụng công nghệ số của lực lượng Công an nhân dân.

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, quảng bá thương hiệu. Từ đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ thực thi đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững dựa trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế. Điều đó đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, hiệu quả cùng sự đồng hành tích cực của chính quyền các cấp đối với các nhà đầu tư.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Điểm tựa tin cậy của đồng bào các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk

Điểm tựa tin cậy của đồng bào các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk

Năm 2025 đánh dấu chặng đường 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025). Trải qua nửa thế kỷ, Bộ đội Biên phòng không chỉ khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia mà còn là điểm tựa tin cậy của nhân dân các dân tộc anh em ở vùng biên Đắk Lắk.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La) năm nay đẹp hơn mọi năm nhờ thời tiết thuận lợi, hoa tại nhiều vườn đồng loại bung đều nên càng thu hút nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, khi khách đổ dồn đi du xuân ngắm hoa, đã xuất hiện nhiều phản hồi quá tải về phòng nghỉ, các dịch vụ ăn uống, vui chơi và tắc đường.

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sau hơn 3 tháng kể từ thảm họa bão Yagi (bão số 3) đã được khoác chiếc áo mới. 40 căn nhà tái định cư kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày với diện tích 96m2/căn còn thơm mùi sơn đã được trao cho những hộ dân đã bị mất nhà cửa sau thảm hoạ sạt lở tại đây 3 tháng trước. Thảm họa tại Làng Nủ đã làm 52 người chết, 14 người mất tích, 15 người bị thương, sập đổ 35 căn nhà cùng nhiều tài sản lớn. Quá trình tái thiết, đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường ở Làng Nủ sau bão số 3 như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng vượt qua khó khăn của dân tộc ta trước thiên tai khốc liệt.