Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau cần tây

Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau cần tây
Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau Cần Tây
Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau Cần Tây

Rau cần có mùi vị thơm ngọt dễ ăn nên được rất nhiều gia đình ưa chuộng để chế biến món ngon, tuy nhiên giá cả rau cần cũng không rẻ như những loại rau thông thường khác, bởi rau cần chỉ trồng được nhiều vào mùa lạnh, còn trong điều kiện thời tiết nắng khó thì cần phải chăm sóc khá nhiều. Tuy nhiên để trồng được rau cần cũng không phải là khó. Bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn trồng rau cần như sau:

Kỹ thuật trồng rau cần tây

Để trồng được rau cần tây cho năng suất và chất lượng cao thì bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề liên quan đến điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất trồng và thời vụ trồng. Vì vậy điều đầu tiên cần phải chú ý đến một số điều sau:

Rau cần tây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên rau cần tây thường sinh trưởng tốt vào mùa lạnh với điều kiện thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để rau cần sinh trưởng tốt là từ 15 - 20° C. Thời gian thích hợp để trồng rau cần tây là vào vụ đầu xuân và cuối hè.

Cần tây sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại đất có nhiều dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, đất có độ pH từ 5,8 - 6,8, cần tây rất khó sống nếu trồng ở loại đất phèn hay đất nhiễm mặn.

Rau cần tây cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng vì vậy cần chú ý ở khâu làm đất, hạn chế tối đa việc đất bị ngập nước.

Chọn địa điểm trồng rau cần tây

Rau cần tây được trồng nhiều trên các cánh đồng có diện tích rộng, hoặc nếu trồng với quy mô nhỏ hay trồng cần tây tại nhà thì bạn có thể trồng cần tây trong các thùng xốp, xô chậu. Loại rau này chỉ phát triển tốt tại nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, thoáng mát và cũng cần có đủ ánh sáng nhẹ.

Làm đất trồng cần tây

Trước khi trồng khoảng 10 ngày thì nên bón lót vôi bột , cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác, phơi ải để loại bỏ mầm bệnh có trong đất. Nếu trồng trực tiếp ở ruộng đất thì cần lên liếp rộng 1 - 1,5m và cao 20cm để gieo trồng rau cần tây.

Bước 1: Ngâm và ủ hạt rau cần tây

Ngâm hạt giống cần tây vào nước ấm khoảng 35 - 45°C từ 15 - 20 giờ, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25 - 30°C trong vòng 1 ngày. Sau đó kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì để hạt giống ráo khô nước rồi đem gieo.
Bước 2: Gieo hạt rau cần tây

Trước khi gieo hạt thì cần chú ý làm đất thật kỹ, tơi xốp. Đất phải được trộn với các loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, tưới nước vào đất để tạo độ ẩm. Nên chọn thời điểm có thời tiết mát mẻ để gieo hạt.

Rạch hàng đều nhau với độ sâu 1cm rồi gieo hạt xuống đất thẳng theo hàng đã rạch, gieo mỗi hạt cách nhau 5cm,

Dùng đất mịn phủ một lớp mỏng khoảng 2cm lên trên, tro trấu, rơm rạ hoặc phân chuồng sàng kỹ lấp lấp lên hạt, rải Basudin hạt phòng trừ côn trùng và sâu đất gây hại cho hạt. Sau khi gieo thì tưới nước lên mặt đất để tạo ẩm cho hạt nảy mầm.

Thời gian hạt rau cần tây nảy mầm khoảng từ từ 12 - 14 ngày. Thường thì cây cà chua con được 1 tháng là đạt tuổi để mang đi trồng. Nên trồng cây cà chua vào buổi chiều thì sẽ tốt hơn.

Trong vòng 2 tuần sau khi gieo hạt cần che đậy tạo độ râm mát để thúc đẩy việc nảy mầm. Tưới đủ nước 1 ngày 2 lần vào sáng và tối.

Lưu ý thời gian hạt rau cần nảy mầm

Sau khoảng 12 - 14 ngày sau khi gieo, hạt rau cần tây sẽ nhú mầm nảy cây, lúc này mở lớp che đậy để cây có thể hấp thụ được ánh sáng. Tuy nhiên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nhiệt độ thích hợp để rau cần nảy mầm thuận lợi là từ 15 - 20° C, nhiệt độ và độ ẩm mát mẻ.

Lưu ý trong tuần thứ 2 - 4 sau khi gieo hạt, cây cao được 2 - 3 cm thì vun gốc để giữ cho rễ cây con bám đất tốt hơn. Thời điểm này cần bón một lượng phân super lân pha loãng với nước tưới cho cây mầm để phát triển bộ rễ.

Sau khoảng 5 - 6 tuần sau khi gieo thì cây rau cần non lớn và cao khoảng 8cm với 4 - 6 lá non. Đây là thời điểm để bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn, hoặc trồng trực tiếp vào ruộng đất.

Bước 2: Trồng rau cần tây

Một số lưu ý trước khi trồng cây con:

Trước khi tiến hành trồng bầu cây non 1 tuần thì chú ý bón lượng phân NPK pha loãng với nước để tưới vào gốc cây non.

Trước 10 ngày trồng cây thì cần làm đất kỹ, bón thêm hân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học vào đất sau đó xới lại để phân ngấm vào đất nhằm làm tăng độ pH cho để cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu khi trồng.

Lên luống cao rộng 1 - 1,5m và cao 20cm. Trồng cây với khoảng cách các hàng cách nhau 60cm và khoảng cách các cây trong hàng cách nhau 20cm. Mỗi hàng chỉ nên trồng 10 cây, không nên trồng khoảng cách các cây cần tây gần nhau sẽ khiến cây ốm và còi cọc.

Tiến hành trồng cây con

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây vùi kín xuống hố đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây, sau đó tưới nước để tạo độ ẩm cho cây.

Nên trồng vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Trong vòng 2 - 3 ngày sau khi trồng cây con thì nên che phủ, tạo bóng râm để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào để cây con hồi sức.

Chăm sóc rau cần tây

Tưới nước

Rau cần tây ưa ẩm nên cần thường xuyên tưới nhiều nước cho rau, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng và khiến thân cây trở nên còi cọc.

Đặc biệt là vào mùa khô nắng, mỗi ngày cần tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới nước cho rau vào giữa trưa nắng.

Tuy nhiên vào mùa mưa thì chỉ cần tưới nước 1 ngày 1 lần và cần che phủ cho rau để hạn chế nước mưa làm dập nát và hư thối rau.

Bón phân

Trồng rau cần tây ít sâu bệnh, chủ yếu cần tưới nước và bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây rau cần phát triển tốt. Trồng rau cần chủ yếu bón các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã được ủ mục, các loại hỗn hợp phân ure, super lân và NPK.

Sau khi trồng rau con 1 tuần thì nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học để giúp cây hồi sức và kích thích cây mọc rễ, cứng cáp hơn.

Thời điểm mới trồng cây cầy tây con từ 15 - 20 ngày thì cần bón phân cho rau bằng cách pha một lượng phân lân và urê rồi tưới đều trên rau vào buổi chiều mát vào buổi sáng hôm sau cần tưới xả lại.

Bón phân lần 2 cách lần 1 từ 20 - 25 ngày, pha lượng phân NPK hoặc phân DAP với nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát. Bón phân lần 3 và lần 4 với thời gian và liều lượng tương tự như lần 2.

Phòng trị sâu bệnh ở rau cần tây

Rau cần tây ít bị dịch bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên rau cần có thể bị tấn công bởi các loại sâu bọ ăn lá và ốc sên mà bạn cần chú ý:

Các loại sâu xanh, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn lá, ốc sên... nếu phát hiện các loại sâu này thì bạn sử dụng một trong các loại thuốc để phun như Aztron, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP,... Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Vào mùa khô nắng rau cần tây dễ bị rầy xám gây hại, để phòng trừ bệnh thì bạn dùng thuốc Bassa 50ND, Cyperan 25EC... phun kỹ trên toàn bộ cây.

Vào mùa mưa thì rau cần tây dễ bị bệnh rỉ trắng gây dịch hại, để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý lên liếp cao cho rau để thoát đất nước tốt. Khi phát hiện bệnh thì sử dụng các loại thuốc như Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC, thuốc sinh học NPV để phun cho rau.

Ngoài ra, tùy điều kiện thời tiết, độ ẩm và quá trình chăm sóc mà cây cần tây cũng có khả năng bị bệnh thối hồng, thối đen và bạc lá, vấn đề này khắc phục bằng cách tăng cường chất dinh dưỡng cho đất với các loại phân hữu cơ sinh học, chú ý đến việc tưới nước và cắt tỉa bớt nếu cây mọc quá dày.

Thu hoạch rau cần tây

Rau cần tây cho thu hoạch trong vòng 100 - 140 ngày sau khi gieo trồng, thời gian thu hoạch và chất lượng rau phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, nước và điều kiện chăm sóc. 

Khi rau cần tây cao khoảng 30 - 45cm thì bạn cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm. Sau khoảng 2 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới.

Nếu thu hoạch bằng cách nhổ cả cây để trồng rau mới thì sau thu hoạch cần làm lại đất thật kỹ, phơi ải 2 - 3 nắng và bổ sung các loại hỗn hợp vôi bột, phân hữu cơ vào đất trồng.
Theo: hoinuoitrong.com

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Ngày 21/5, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường khẳng định, chuyển đổi số là cơ hội để tỉnh bứt phá vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố phát triển trong cả nước.

Nguy kịch do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu

Nguy kịch do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết đang tích cực điều trị cho anh Rlan Hùng (sinh năm 1993, trú tại xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ), bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu, do nhầm tưởng là “đông trùng hạ thảo”.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về bình đẳng giới cho đồng bào vùng cao

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về bình đẳng giới cho đồng bào vùng cao

Triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức cho người dân trong giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng mưa xen kẽ

Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng mưa xen kẽ

Sóc Trăng là tỉnh có sản lượng tôm xuất khẩu hàng đầu cả nước. Để bảo vệ diện tích tôm nuôi trước diễn biến thời tiết nắng nóng, mưa xen kẽ như hiện nay, ngành chuyên môn tỉnh Sóc Trăng đang đẩy mạnh nhiều giải pháp, nhằm giúp hộ nuôi đạt hiệu quả cao trong vụ tôm nuôi 2025.

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Theo ông Vũ Thanh Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục bắp, bệnh đốm lá trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, rệp trên cây rau... sẽ tiếp tục gây hại mạnh. Để hoàn thành thắng lợi vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội khuyến cáo các địa phương cùng nông dân chủ động bám sát đồng ruộng, có biện pháp phòng chống sâu bệnh kết hợp với chăm sóc tốt lúa, rau màu...

Thạch đen Cao Bằng – Hương vị mát lành của núi rừng

Thạch đen Cao Bằng – Hương vị mát lành của núi rừng

Giữa không gian hùng vĩ của núi rừng Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng không chỉ nổi bật bởi cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, mà còn ghi dấu trong lòng du khách bởi những đặc sản dân dã, đậm đà bản sắc. Một trong số đó chính là thạch đen Cao Bằng – món ăn giản dị nhưng chất chứa tinh hoa của đất trời và bàn tay người bản địa.

Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh

Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh

Sáng 13/5, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát và Công ty cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức vòng Chung khảo cuộc thi Rung chuông vàng “Cùng em phòng chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững” tại trường Trung học cơ sở thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ lúa Hè Thu 2025, tỉnh Trà Vinh có 37 hợp tác xã đăng ký trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" trên tổng diện tích hơn 5.121 ha. Đây là vụ sản xuất thứ 3 liên tiếp tỉnh Trà Vinh tham gia đề án và cả 3 vụ đều mang lại hiệu quả cao cho nông dân.

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo đơn vị chuyên môn cùng phòng Nông nghiệp và Môi trường các huyện phối hợp chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi cho nông hộ; tập trung thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa khô.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Hòa Bình nổi tiếng với thương hiệu Cam Cao Phong và huyện Cao Phong có những đồi cam trù phú trải dài cùng thiên nhiên tươi đẹp. Cũng tại vùng đất cam này, chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm nổi lên là một tấm gương nông dân tiêu biểu với một hành trình kiên trì, sáng tạo vượt khó với khát vọng mãnh liệt làm nông nghiệp sạch từng bước đưa thương hiệu Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam chinh phục thị trường trong nước, đặt nền móng cho một mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiện đại.

Gia tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP

Gia tăng giá trị và thương hiệu sản phẩm OCOP

Tận dụng các nền tảng mạng xã hội, thời gian qua, nhiều nông dân Hưng Yên đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nông sản. Điều này không chỉ tiếp cận thị trường rộng, giúp tiêu thụ nông sản bền vững mà còn giảm chi phí, hình thành một phương thức tiêu thụ mới phù hợp với thực tế hiện nay.

Cao nguyên Mộc Châu vào vụ chè xuân

Cao nguyên Mộc Châu vào vụ chè xuân

Sau một kỳ nghỉ đông, thời điểm này, cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đang khoác lên mình tấm áo mới xanh non của những đồi chè rộng bát ngát. Đây là vụ chè xuân quan trọng và được mong đợi nhất trong năm của người trồng chè.

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng 4, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi vào vụ xuân. Đây cũng là lúc người dân vùng núi Hà Giang tất bật đi thu hái chè. Chè Shan tuyết là đặc sản riêng có của Hà Giang, mang lại giá trị kinh tế cao, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Giá tăng, cơ hội để nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu tái canh cây cà phê

Sau nhiều năm mất giá, người dân Bà Rịa-Vũng Tàu chặt bỏ cây cà phê. Thế nhưng, 2 năm trở lại đây giá cà phê đã tăng cao chóng mặt từ 60.000 đồng/kg (năm 2023) lên gần 130.000 đồng/kg. Gía tăng cao đã là cơ hội để người nông dân quay lại với loại cây trồng này.

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Thời tiết bất lợi, vụ trái cây hè có nguy cơ giảm mạnh năng suất ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Hiện nay, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 15 nghìn ha cây ăn trái, trong số này có gần 11.400 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng bình quân đạt gần 143 nghìn tấn. Trong số này, có đến hơn 80% diện tích cây ăn trái cho thu hoạch vào mùa hè như: sầu riêng, bơ, măng cụt, chôm chôm… Năm nay, do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi - vào thời điểm cây ăn trái ra hoa gặp sương muối, mưa trái mùa nên tỷ lệ đậu trái thấp khiến sản lượng vụ này dự kiến giảm mạnh.

Đắk Glong nỗ lực thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn

Đắk Glong nỗ lực thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, đặc biệt khó khăn

Với việc triển khai đồng bộ các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh gắn với công tác giảm nghèo bền vững, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng và dự kiến sẽ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong năm 2025.

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đồng Tháp: Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Đến nay tỉnh Đồng Tháp hiện có 40 làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định. Các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng doanh thu của làng nghề, làng nghề truyền thống hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 8.600 lao động.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi thói quen canh tác

Khởi động Đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao từ cuối tháng 11/2024, đến nay, tại các địa phương tỉnh Long An, lúa trong vùng thực hiện Đề án mang lại hiệu quả khá cao so với canh tác truyền thống. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra, việc thay đổi thói quen canh tác của người dân cần cả một tiến trình.

Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre có tổng diện tích nghêu quản lý và khai thác 1.500 ha với sản lượng khai thác đạt khoảng 2.000 tấn nghêu thịt. Ảnh: Công Trí-TTXVN

Phát triển nuôi nghêu xuất khẩu vùng ven biển

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Bến Tre Đoàn Văn Đảnh, năm nay, thời tiết thuận lợi, nắng nóng và độ mặn cũng không gay gắt như năm trước nên nghêu nuôi ở các hợp tác xã trên địa bàn phát triển ổn định, không xảy ra hiện tượng nghêu chết như các năm trước.

 Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Rầy gây hại hơn 4.600 lúa Đông Xuân cuối vụ

Mặc dù đã chủ động các giải pháp phòng trừ nhưng nông dân tỉnh Phú Yên vẫn không thể khắc phục triệt để tình trạng rầy nâu và rầy lưng trắng phá hoại lúa Đông Xuân đang trong giai đoạn chín gần thu hoạch với diện tích hơn 4.600 ha. Hiện, thời tiết nắng nóng và gió Đông Nam hoạt động mạnh tạo điều kiện cho dịch rầy bùng phát, nguy cơ mất mùa cao.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác, chế biến sứa ở Thanh Hóa

Là địa phương có lượng tàu thuyền đi đánh bắt sứa nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa, mỗi ngày gần 400 chiếc tàu, bè mảng của ngư dân xã biển Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đang tập trung vươn khơi, bám biển để khai thác, chế biến sứa. Con sứa không chỉ mang lại thu nhập khá cho người dân mà còn trở thành thương hiệu riêng có ở Khu du lịch biển Hải Tiến này.

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Cảnh báo sâu biển xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể

Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I) vừa có Công văn số 47/TTQT gửi Cục thủy sản và Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Môi trường nhiều tỉnh ven biển, trong đó, có Nghệ An về việc cảnh báo sâu biển (rết biển) xuất hiện ở vùng nuôi nhuyễn thể; đồng thời khuyến cáo cơ quan quản lý và cơ sở nuôi trồng thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến ngao nuôi.

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đa dạng nguồn sinh kế, xóa vùng "lõi nghèo"

Lào Cai đặt mục tiêu đầy thách thức cho năm 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 10 xã khó khăn trung bình đạt mức 11,45%. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ sản xuất, mở rộng cơ hội việc làm, đa dạng nguồn sinh kế nhằm mở hướng cho người dân thoát nghèo.